-
- Newsletter
Viêm khớp cổ tay là tình trạng vùng chỏm xương quay bị tổn thương, viêm nhiễm (thuộc viêm khớp dạng thấp). Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: sưng nề, ấn thấy đau ở cổ tay, đau ngay đầu xương quay, cơn đây khi xoay cổ tay, cử động ngón cái. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp cổ tay? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tay là một bộ phận rất quan trọng trên cơ thể con người. Những hoạt động hàng ngày của chúng ta đều có liên quan đến tay. Do đó, đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương gây chứng bệnh viêm khớp cổ tay. Khi mắc bệnh này, người bệnh thường gặp những cơn đau nhức kéo dài. Gây nhiều khó khăn trong cầm nắm, xoay cổ tay, cử động bàn tay. Nguyên nhân chính gây bệnh được xác định là do:
Khi bị té ngã khi vui chơi hay làm việc, nhiều người sẽ dùng tay để chống đỡ. Điều này làm ảnh hưởng đến xương khớp của tay khiến xương ngón tay bị gãy, trật khớp. Hoặc các cơ, sụn khớp và xương dưới sụn sẽ bị tổn thương nặng và gây nên các triệu chứng đau nhức cổ tay.
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra các triệu chứng của bệnh viêm khớp cổ tay. Khi bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay sẽ khiến cho sụn khớp bị suy yếu và dễ nứt vỡ. Từ đó bao khớp bong tróc bị viêm, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai. Gây đau nhức xương khớp, cứng khớp sau khi ngủ dậy và thậm chí và mất khả năng vận động khớp của người bệnh. Đặc biệt là những người lớn tuổi, tình trạng đau nhức khớp cổ tay do thoái hóa chiếm tỷ lệ khá cao.
Nguyên nhân này thường gặp ở những người làm việc văn phòng hay sử dụng máy tính nhiều. Do phải sử dụng tay để thao tác lên bàn phím, chuột thường xuyên trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng bị đau nhức xương khớp ở ngón tay, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay…
Điển hình như bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp, loạn dưỡng cơ bắp, bệnh đa xơ cứng… những căn bệnh đau xương khớp này sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh và cơ bắp ở bàn tay, cổ tay, cánh tay khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và tê bì ngón tay, cổ tay.
Bệnh viêm đau khớp cổ tay thường gặp ở người trưởng thành. Đặc biệt là ở phụ nữ khi phải thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đảm nhận việc nội trợ và những nhân viên văn phòng, người làm công việc gây áp lực lớn lên cổ tay hàng ngày…
Tình trạng thoái hóa khớp, xương do tuổi tác làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp. Nó khiến phần sụn ở khớp cổ tay suy yếu và nứt vỡ, gây đau nhức, viêm nhiễm, thậm chí xơ hóa gây cứng khớp cổ tay.
Bệnh viêm khớp cổ tay nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển sang mãn tính khó điều trị. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của cả bàn tay. Do đó, việc khám và dùng thuốc điều trị viêm khớp cổ tay là rất quan trong. Tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe, thói quen dùng thuốc mà người bệnh có thể chọn dùng thuốc Tây y hoặc các bài thuốc dân gian.
Thuốc Tây y dùng trong điều trị viêm khớp cổ tay chủ yếu là các loại thuốc giảm đau, kháng viêm. Các thuốc này thường cho hiệu quả nhanh, ngăn bệnh tăng nặng, biến chứng. Tuy nhiên, thuốc Tây y không thể trị dứt điểm bệnh viêm khớp cổ tay. Thuốc còn luôn đi kèm với các tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí có thể gây tổn thương ở dạ dày (xung huyết, loét dạ dày…), gây suy giảm chức năng gan, thận. Do đó, việc dùng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được dùng thuốc theo đơn thuốc của người khác, không tự ý mua thuốc về dùng, không tự ý tăng, giảm liều lượng thuốc.
Người bệnh có thể lựa chọn áp dụng theo 1 trong 2 bài thuốc như sau:
– Bài thuốc 1: cây xấu hổ 20g; ngải diệp, cẩu tích, lá lốt, trần bì mỗi thứ 10g; bồ công anh, nam tục đoạn, kê huyết đằng mỗi thứ 16g; lá tre, rễ cây gấc, ngũ gia bì, rễ cây cúc tần, hy thiêm, đương quy, cam thảo mỗi thứ 12g. tất cả các vị thuốc này đem sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
– Bải thuốc 2: xuyên khung, thiên niên kiện, trần bì mỗi thứ 10g; đương quy, nam tục đoạn, độc lực, kê huyết đằng, rễ cây xấu hổ, rễ cỏ xước, củ đinh lăng mỗi thứ 16g; thục địa, ngũ gia bì, cam thảo mỗi thứ 12g; rễ bưởi bung 20g; rễ cây gấc 16g và nhục quế 8g. Bài thuốc đem sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
– Bài thuốc 1: lấy một lượng vỏ cây gạo vừa đủ đem thái phiến, cho vào cối giã nhỉ, sau đó cho vào một chút đồng tiện trộn đều, sao nóng rồi dùng để đắp lên chỗ sưng đau và băng cố định lại. Thực hiện ngày 2 lần vào các buổi sáng tối.
– Bài thuốc 2: lấy lá cây gấc và lá cây đinh lăng lượng bằng nhau đem giã nhỏ, tẩm rượu sao rồi dùng đắp lên vùng tay bị đau rồi băng lại.
Nguyên liệu: kê huyết đằng, xuyên khung, bạch chỉ, tế tân, nhục quế, thiên niên kiện, thạch xương bồ, hoa hồi, trần bì mỗi vị 10g.
Cách dùng: các vị thái nhỏ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 5 ngày là có thể dùng được. Lấy bông chấm thuốc xoa vào nơi bị đau, ngày 2 – 3 lần. Công dụng: chống viêm, giảm đau, hoạt huyết, tán ứ.
Tất cả các bài thuốc nêu trên khi dùng có tác dụng giảm đau trừ thấp, tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Người bệnh có thể áp dụng thường xuyên kết hợp với chăm sóc và bảo vệ thật tốt cho vùng khớp cổ tay để nhanh đạt được hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó tránh vận động nặng.
Với những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp cổ tay hy vọng sẽ giúp người bệnh có thêm những phương pháp điều trị bệnh viêm khớp cổ tay hiệu quả và an toàn nhất. Caychi.vn chúc bạn mau chóng lành bệnh!