Lời khuyên của Ths.Bs Ngô Quang Hùng về chế ăn uống, tập luyện cho người mắc thoát vị đĩa đệm

Ngoài việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng thuốc theo chỉ định thì cần có chế độ ăn uống cho người thoát vị một cách hợp lý. Bên cạnh đó là một chế độ tập luyện hiệu quả. Và đây là những lời khuyên của Ths.Bs Ngô Quang Hùng về chế độ ăn dinh dưỡng cùng với phương pháp tập luyện cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

 

 

Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Quang Hùng khám cho bệnh nhân

1.Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

 

Người bệnh nên bổ sung thức ăn chứa chất acid béo omega-3 như cá hồi, cá ngừ. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin. Đây là hoạt chất giữ vai trò chính trong chuỗi phản ứng kháng viêm. Vậy nên, ăn cá hồi hay cá ngừ sẽ rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

 

 

Chế độ ăn uống cho người thoát vị nên có cá hồi, rau củ và các loại vitamin
 Các chất dinh dưỡng dành cho bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm

 

Bổ sung thêm nhiều canxi thì không thể không nhắc đến như cua đồng và tôm. Việc ăn những thức ăn chứa nhiều canxi sẽ rất tốt cho hệ xương khớp. Vì vậy, bệnh nhân nên gia tăng khẩu phần ăn có tôm, cua. Điều này giúp cơ thể t­­hêm dẻo dai và chắc khỏe.

 

Nên chế biến những món từ nước hầm xương vì chúng chứa nhiều chất glucosamine và chondroitin. Những hợp chất tự nhiên này có tác dụng giúp sụn chắc khỏe.

 

Các loại thực phẩm tốt cho người thoát vị đĩa đệm

 

Không thể thiếu những loại rau, củ có chứa nhiều vitamin A, E. Đó chính là cà rốt, súp lơ, nấm hương, mộc nhĩ… Những thực phẩm này đều rất tốt để bảo vệ bao khớp và đầu xương, có tác dụng chống lão hóa.

 

Đậu nành cũng cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và canxi giúp cho chắc khỏe xương. Ngoài đậu nành ra, người bệnh có thể ăn những món chế biến từ đậu nành như sữa, đậu phụ…

 

Ngoài các thức ăn trong thực đơn hằng ngày người bệnh có thể bổ sung viên canxi hoặc thực phẩm chức năng có bổ sung canxi để hỗ trợ giúp cho xương khớp trở nên chắc khỏe.

 

Tránh những thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ. Vì những thực phẩm đó sẽ gây phản ứng đào thải canxi ngoài cơ thể và khiến cơ thể bị thiếu canxi

 

2.Chế độ tập luyện cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

 

Người mắc bệnh liên quan đến xương khớp và nhất là thoát vị đĩa đệm thì nên coi trọng vận động toàn diện. Đó là các bài tập như đi bộ, xe đạp, tập thái cực quyền, khiêu vũ… Điều này giúp cho thân hình dẻo dai cũng như có bộ xương chắc khỏe.

 

 

Ngoài chế độ ăn uống cho nguwoif thoát vị thì nên có chế độ tập luyện như đi bộ
Đi bộ giúp duy trì sức bền và tăng sự dẻo dai của xương khớp

 

Đi bộ sẽ an toàn hầu hết cho người bệnh khớp, dễ thực hiện. Đi bộ giúp cho các khớp giảm được sự suy thoái.

 

Đạp xe là hình thức tập luyện hiệu quả giúp kích thích các nhóm cơ ở chân. Khi đó, các cơ được vận động tối đa mà ít gây trọng tải lên các khớp. Chú ý khi đạp xe người bệnh phải duỗi chân thẳng, chân đòi hỏi khả năng giữ thăng bằng và tay lái phản xạ nhạy bén.

 

 

 

Hình ảnh tập dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng trên phố đi bộ
 Hình ảnh tập dưỡng sinh vào mỗi buổi sáng trên phố đi bộ

 

Tập thái cực quyền là hình thức vận động 1 chỗ nhưng là vận động toàn thân. Các động tác áp đùi, giãn hông, gập eo sẽ duy trì tính linh hoạt của khớp. Mỗi động tác nhẹ nhàng thở sâu sẽ làm cho khí huyết lưu thông, hệ thần kinh thư thái giúp giảm đau

 

Khi làm việc cần ngồi đúng tư thế để tránh tình trạng tổn thương cột sống
Khi làm việc cần ngồi đúng tư thế để tránh tình trạng tổn thương cột sống

 

Chú ý khi làm việc, cần phải ngồi đúng tư thế, không nên ngồi lâu quá 1 chỗ. Nên thường xuyên đứng dậy đi lại sau 1-2 tiếng ngồi làm việc.

 

Trên đây là những lời khuyên của Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Quang Hùng về chế độ ăn dinh dưỡng cùng chế độ tập luyện để giúp bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau của bệnh thoát vị đĩa đệm.