-
- Newsletter
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng tổn thương viêm một hay nhiều khớp do vi khuẩn gây ra. Bình thường khớp được bôi trơn bởi dịch khớp và dịch khớp hoàn toàn vô khuẩn. Khi bị viêm khớp nhiễm trùng, người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều hậu quả nguy hiểm, điển hình nhất là khớp bị phá hủy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận động. Chưa hết, việc điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thường rất tốn kém và mất nhiều thời gian. Hãy cùng Caychi.vn tìm hiểu nhé!
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát triển khi có nhiễm trùng ở những nơi trong cơ thể. Đó có thể là nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, lây lan qua máu tới khớp. Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn
– Vi khuẩn thường gây viêm khớp là: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes và Haemophilus influenzae, Mycobacterium tuberculosis và xoắn khuẩn gây bệnh Lyme.
– Những người có nguy cơ cao như người tiêm chích ma túy và người cao tuổi. Họ có thể gặp các vi khuẩn khác như E. coli và Pseudomonas spp cũng có khả năng bị viêm khớp nhiễm khuẩn.
– Các virut có khả năng gây viêm khớp gồm: virus viêm gan A, B, và C, parvovirus B19, virut herpes, HIV, adenovirus, virus coxsackie, virut quai bị và viruts ebola. Một số vi nấm có thể gây viêm khớp là: histoplasma, coccidiomyces và blastomyces.
– Phần lớn các trường hợp mắc bệnh do vi khuẩn lan truyền theo đường máu xâm nhập vào khớp. Màng hoạt dịch khớp xương tự bảo vệ mình khỏi nhiễm trùng rất kém. Khi vi khuẩn đến màng hoạt dịch có thể xâm nhập dễ dàng và bắt đầu phá hủy sụn.
– Có thể theo đường kế cận từ nhiễm khuẩn xương và phần mềm cạnh khớp. Hoặc nhiễm khuẩn trực tiếp sau chấn thương, sau tiêm khớp hoặc sau phẫu thuật.
Người bệnh bị viêm khớp nhiễm khuẩn chỉ xảy ra ở một khớp. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xảy ra ở nhiều khớp. Khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn thì tùy thuộc vị trí khớp bị viêm. Các loại vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của bệnh nhân mà có các triệu chứng khác nhau.
Các triệu chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn khá khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và loại thuốc đang sử dụng, thường bao gồm:
+ Đau dữ dội và đau nặng hơn khi di chuyển
+ Sưng khớp
+ Nóng đỏ quanh khớp
+ Sốt
+ Ớn lạnh
+ Mệt mỏi
+ Yếu cơ
+ Giảm vị giác
+ Nhịp tim nhanh
+ Cảm giác kích thích, khó chịu
Liệu trình điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn do vi khuẩn thường bắt đầu bằng kháng sinh diệt khuẩn. Bác sỹ sẽ sử dụng các thông tin xét nghiệm để lựa chọn loại kháng sinh phù hợp nhất với loại vi khuẩn trong khớp. Ổ nhiễm khuẩn cần được điều trị sớm và tích cực. Điều này giúp phòng ngừa tiến triển thành viêm xương khớp và gây tổn thương khớp. Thường sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch để có tác dụng nhanh hơn. Hầu hết sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện trong vòng 48 giờ sau liều kháng sinh đầu tiên.
Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể chỉ định kháng sinh đường uống sử dụng trong vòng 6-8 tuần. Điều quan trọng là cần phải tuân thủ lịch trình điều trị và sử dụng hết liều thuốc kháng sinh đã được chỉ định.
Nếu nhiễm trùng là do nấm thì các kháng sinh sẽ được thay bằng thuốc kháng nấm.
Trường hợp viêm khớp là do virus thì thường không cần dùng thuốc.
Nhiều trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn cần phải dẫn lưu dịch khớp để loại bỏ phần dịch bị viêm, giúp giảm đau, giảm sưng và phòng tổn thương cho khớp. Dịch khớp thường được dẫn lưu bằng nội soi hoặc mổ mở.
Nếu dùng phương pháp nội soi, bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ gần khớp bị viêm. Sau đó đưa một ống nhỏ có gắn một camera vào trong vết rạch để quan sát bên trong khớp và thực hiện thủ thuật hút dịch khớp. Thường thì một ống sẽ được chèn và để lại trong khớp để giữ khớp khỏi bị sưng lên, sau đó sẽ được loại bỏ sau một vài ngày.
Đôi khi, bác sỹ có thể sử dụng một chiếc kim nhỏ để loại bỏ dịch khớp bị viêm mà không cần phẫu thuật. Thủ thuật này thường phải lặp lại sau một vài ngày để đảm bảo dịch khớp bị viêm đã được loại bỏ hoàn toàn.
Phần lớn các trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn đều cần phải phẫu thuật bằng nội soi hay bằng phương pháp mổ mở. Đôi khi cần phẫu thuật để loại bỏ những phần bị tổn thương trong khớp hoặc thay khớp, tuy nhiên việc này chỉ được thực hiện sau khi đã điều trị nhiễm khuẩn.
Các biện pháp điều trị khác để giảm đau có thể được sử dụng kèm với điều trị nhiễm khuẩn như:
– Sử dụng thuốc chống viêm không steroid
– Cho khớp nghỉ ngơi
– Nẹp khớp
– Vật lý trị liệu
Điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cần phải kiên trì và có những phương pháp phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.