-
- Newsletter
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh hay gặp nhất trong các loại bệnh khớp. Là một bệnh mang tính chất xã hội vì sự diễn biến kéo dài và vì hậu quả dẫn đến nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.Cần biết rõ các giai đoạn bệnh viêm đa khớp dạng thấp và cách điều trị.
Gọi viêm khớp dạng thấp để phân biệt với các bệnh khớp khác như thấp khớp cấp. Bệnh viêm khớp dạng thấp gặp ở mọi nơi trên thế giới, bệnh chiếm từ 0,5 – 3% dân số. Ở Việt Nam 0,5% trong nhân dân và 20% bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị ở bệnh viện. Có thể nói viêm khớp dạng thấp là bệnh của phụ nữ tuổi trung niên. Vì 70 – 80% bệnh nhân là nữ và 60 – 70% có tuổi trên 30.
Dựa vào các biểu hiện mà bệnh được chia thành các giai đoạn khác nhau:
Hầu hết các bệnh về xương khớp thường có đặc điểm chung. Chính là bệnh thường diễn biến âm thầm trong một thời gian khá dài. Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng vậy thường kéo dài 1 – 2 năm. Khi đó thời gian đầu bệnh thường thể hiện ra bên ngoài bằng một số biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Lúc này, tổn thương mới khu trú ở màng hoạt dịch, sưng đau chỉ ở phần mềm. Bệnh nhân còn vận động được gần như bình thường. Bệnh diễn biến từng đợt, nhưng chưa để lại di chứng gì đáng kể tại khớp sau mỗi đợt viêm, chưa ảnh hưởng nhiều tới toàn cơ thể người bệnh.
Sau khi tiến triển thời gian dài mà bệnh nhân không phát hiện sớm hoặc không có biện pháp tích cực điều trị thì bệnh sẽ có những biểu hiện xấu hơn. Và bắt đầu xuất hiện tổn thương bào mòn ở sụn khớp và đầu xương. Do hậu quả của hiện tượng viêm màng hoạt dịch. Các tổn thương này một khi đã xuất hiện thì không thể mất đi. Từ đó khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, tay còn nắm được, tuy nhiên phải đi lại bằng gậy, nạng.
Nếu không được điều trị, các tổn thương sụn khớp và đầu xương ngày càng nặng nề. Khi đó khe khớp dần dần hẹp lại, các đầu xương dính với nhau gây biến dạng khớp, dính khớp. Gây tổn thương nhiều ở đầu xương, sụn khớp, dính khớp một phần. Khả năng vận động còn ít, bệnh nhân chỉ còn tự phục vụ mình trong sinh hoạt, không đi lại được.
Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp. Sau khoảng từ 5 đến 10 năm, nếu không có biện pháp điều trị hoặc điều trị sai cách, các khớp sẽ dính và biến dạng trầm trọng. Khi đó người bệnh có thể mất hết chức năng vận động, tàn phế hoàn toàn. Bệnh còn có thể gây các biến chứng vào tim như gây viêm màng ngoài cơ tim, hở van tim, suy tim, trụy tim mạch,… thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Đây là những diễn biến cũng như biểu hiện kèm theo của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Mọi người nên theo dõi và đề phòng cảnh giác. Nhất là đối với những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao thì nên cẩn thận hơn trong việc phòng tránh.
Đối với bệnh viêm đa khớp, bệnh không thể chữa khỏi ngay mà cần phải có thời gian. Trước tiên cần phải duy trì cho bệnh ổn định, giảm các cơn đau. Sau đó mới tác động làm bệnh giảm dần. Hiện nay viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều phương pháp chữa trị.
Tây y thì chú trọng điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Bên cạnh đó kết hợp vật lý trị liệu, tập luyện phục hồi chức năng, đôi khi cần phải. Ngoài ra còn có phẫu thuật trong một số trường hợp có biến dạng khớp nặng. Đông y thì dùng các loại thuốc có tác dụng khu phong trừ thấp, tán hàn thanh nhiệt, bổ gan thận, khí huyết. Hoặc kết hợp liệu pháp không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, xoa bóp rượu thuốc… Với mỗi phương pháp lại có những đặc điểm, ưu điểm cũng như nhược điểm riêng, cụ thể như sau:
Các loại thuốc Tây điều trị Viêm khớp dạng thấp chủ yếu có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh. Tuy nhiên tác dụng của thuốc không lâu, do đó phải sử dụng liên tiếp, kéo dài. Nếu ngưng thuốc thì bệnh nhân sẽ bị đau lại. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ. Người bệnh sẽ dễ bị béo phì (do giữ nước), bị teo cơ, loãng xương, giòn xương…
– Các nhóm thuốc kháng viêm không steroid tuy ít tác dụng phụ hơn. Nhưng nếu lạm dụng thì vẫn gây hại đến đường tiêu hóa, gây viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày tá tràng, tiêu chảy… Ngoài ra thuốc còn gây biến chứng tiểu đường, tim mạch, hại gan, thận, gây rối loạn đông máu. Do đó, người bệnh cần rất thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị, cần có sự chỉ định của thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa.
– Có thể sử dụng thuốc methotrexat: methotrexat không phải là thuốc giảm đau, kháng viêm. Vì vậy nó không có tác dụng giảm đau, chống viêm cho khớp đang bị bệnh. Thực tế, thuốc chỉ có tác dụng chống tiêu hủy phần khớp lành và do đó giảm đau có tác dụng về sau, mang tính ổn định. Còn những phần khớp đã bị tiêu hủy và đã gây ra đau thì thuốc hoàn toàn không thể tác động được. Lúc này chỉ có các cơ chế giảm đau kháng viêm của non-steroid mới giải quyết được.Vì vậy, dùng một mình methotrexat là chưa đủ để khống chế bệnh. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà dùng kết hợp với thuốc kháng viêm non-steroid hay corticoid.
Nguyên nhân do ở tuổi trung niên, cân cơ đã bắt đầu suy yếu lại thêm làm việc chân tay quá sức dẫn tới mệt mỏi hoặc bị chấn thương. Do vậy, hàn thấp phong thâm nhập đốc mạch ở vùng cơ khớp gây bệnh.
Phép chữa: khu phong, tán hàn trừ thấp thông lạc.
Bài thuốc 1: xấu hổ 16g; dây đau xương, thổ phục linh, dây gắm, hy thiêm, ngưu tất đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: khương hoạt, phòng phong đều 6g, sinh khương 5 lát, đương qui, xích thược, khương hoàng, hoàng kỳ, quế chi tất cả đều 6g, cam thảo 4g, đại táo 2g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu bệnh nhân có biểu hiện sưng nóng trong giai đoạn đầu hoặc thời kỳ tiến triển của bệnh theo Đông y là do các tà khí ở trong mạch lạc lâu hoá hoả gây nên, khi đó ở ngoài có hàn, ở trong có nhiệt. Dùng bài thuốc: quế chi 8g, bạch thược 12g, ma hoàng 8g, phụ tử 4g, gừng 5 lát, bạch truật 12g, phòng phong 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Phép trị: bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.
Bài thuốc gồm: đương qui, thục địa, hà thủ ô, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm, thổ phục linh, đẳng sâm, kê huyết đằng đều 12g, ngưu tất, xuyên khung 8g; kim ngân, quế chi 6g, can khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nếu trên lâm sàng có biến dạng khớp song chụp Xquang chưa thấy dính khớp thì có thể kết hợp xoa bóp và châm cứu để giảm đau.
Ngoài ra, tuỳ giai đoạn của bệnh mà mỗi ngày người bệnh có thể tự xoa bóp các khớp để đỡ đau và khớp đỡ cứng giúp vận động dễ dàng hơn. Bệnh nhân cũng có thể tự tập các động tác cho khớp bàn tay đơn giản như: cài 10 đầu ngón tay vào nhau, đẩy thẳng ra phía trước (hoặc lên đầu), lòng bàn tay hướng ra ngoài (hoặc lên trên) để điều chỉnh lại sự hài hoà của các gân cơ co duỗi các ngón tay.
Thông tin về các giai đoạn bệnh viêm đa khớp dạng thấp và cách điều trị sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn phương pháp chữa trị bệnh kịp thời. Caychi.vn xin chúc quý bệnh nhân sức khỏe dồi dào.