Triệu chứng và nguyên nhân đau khuỷu tay

Đau khuỷu tay là bệnh hay gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Bệnh được hình thành nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như chấn thương, té ngã, tuổi tác…Đau khuỷu tay là bệnh gì, triệu chứng và nguyên nhân đau khuỷu tay là thắc mắc chung của nhiều người khi thấy biểu hiện này kéo dài. Hãy cùng Caychi.vn tìm hiểu về bệnh lý này nhé!

 

 

Nguyên nhân gây đau khuỷu tay

 

Đau khuỷu tay có nhiều mức độ khác nhau, tùy vào từng nguyên nhân thì những dấu hiệu riêng biệt. Đau nhức khuỷu tay có thể xuất phát từ các tác nhân sau:

 

 

Đau khuỷa tay do chèn ép thần kinh trong
 Đau khuỷa tay do chèn ép thần kinh trong

– Do chèn ép thần kinh trong

 

Thoái hoá, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chèn ép thần kinh quay, thần kinh trụ tại cánh tay và khuỷu tay,… Viêm khớp có thể do nhiễm khuẩn hay viêm không do nhiễm khuẩn. Bệnh khớp chuyển hóa (gút hay vôi hóa sụn khớp nhưng hiếm gặp ở khuỷu). Thoái hóa khớp khuỷu thường là thứ phát sau chấn thương hay sau các vi sang chấn lặp lại. Hoạt động nghề nghiệp hay luyện tập thể thao không đúng cách đều có thể gây nên đau khuỷu tay. Dị vật khớp thường xảy ra và có thể là dấu hiệu của bệnh.

 

– Do viêm gân

 

+ Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (hội chứng tennis elbow). Các gân cơ bám lồi cầu ngoài bị tổn thương, chủ yếu do các hoạt động như: lau chùi cửa, chơi tennis, cầm vặn ốc, nghề thợ mộc, họa sĩ,…

 

+ Viêm mỏm trên lồi cầu trong (hội chứng golf). Các gân bên trong khuỷu tay bị căng quá mức do chơi golf, đóng đinh,…

 

– Do viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu.

 

– Do chấn thương khớp khuỷu gây bong gân, giãn cơ đột ngột, gãy xương, trật khớp,…

 

 

 Dấu hiệu bệnh đau khuỷa tay

 

 

Triệu chứng và nguyên nhân của đau khuỷu tay là các cơn đau gây cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày
 Đau khuỷu tay gây ra các cơn đau gây cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày

 

 

Chứng đau khuỷu tay gây cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Khi mắc phải chứng đau khuỷu tay, người bệnh sẽ gặp những biểu hiện như:

 

– Các hoạt động hàng ngày như đánh máy, chơi thể thao hoặc bê vác gặp khó khăn. Các cơn đau cũng tăng lên khi duỗi cổ tay, xoay cẳng tay, gập duỗi ngón hoặc nâng vật nặng.

 

– Các cơn đau có thể lan xuống cánh tay, bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay.

 

– Khả năng duỗi cổ tay, cầm nắm giảm trầm trọng.

 

– Khi bị đau khuỷu tay, người bệnh thường không có triệu chứng sưng, nóng, đỏ ở khớp khuỷu.

 

 

Cách điều trị bệnh đau khuỷa tay

 

– Khi hiện tượng đau khuỷu tay mới xuất hiện, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau tại chỗ đơn giản như sau:

 

Chườm đá: Trong trường hợp bệnh nhẹ thì biện pháp đơn giản và tối ưu mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Chườm đá có thể giúp giảm sưng, giảm đau nhanh chóng. Hãy thực hiện chúng 3 lần mỗi ngày tại vị trí đau.

 

Nghỉ ngơi, hạn chế vận động: Người bị đau khớp khuỷu tay nên nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vạn động mạnh. Đặc biệt là nên hạn chế chơi thể thao, các hoạt động mạnh cho đến khi các triệu chứng được cải thiện hoàn toàn.

 

-Khi bệnh đau khuỷa tay bị bệnh lý về xương khớp phức tạp có những phương pháp chữa trị sau:

 

Thuốc Tây Y:

 

Trong Tây y, các loại thuốc được chỉ định là thuốc kháng viêm không steroid dạng uống hoặc tiêm kháng viêm tại chỗ cortisone. Các loại thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng và giảm sưng viêm. Đối với trường hợp khớp bị nhiễm khuẩn thì cần điều trị bằng các thuốc kháng sinh thích hợp trong 2 tháng. Tuy nhiên, cần lưu ý việc dùng các loại thuốc này. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ và chỉ được dùng khi cấp tính. Bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ có hại nếu sử dụng trong thời gian dài.

 

Bên cạnh đó, Tây y chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng sưng đau biểu hiện bên ngoài. Vì vậy mà thường giảm đau rất nhanh nhưng bệnh cũng rất dễ bị tái phát. Nguyên nhân là do bệnh không được điều trị từ căn nguyên nên tình trạng bệnh chỉ ổn định tạm thời. Sau một thời, do các tác nhân từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể, bệnh lại tái phát trở lại.

 

Thuốc Đông y

 

 

Dùng đông y chữa đau khuỷa tay
 Dùng đông y chữa đau khuỷa tay

 

 

Phương pháp thứ hai thường được dùng để khắc phục nhược điểm của thuốc Tây y là điều trị bằng thuốc Đông y. Theo y học cổ truyền, đau khuỷu tay là do khí huyết bị tắc không lưu thông được, gây nên những điểm đau. Lúc đầu đau dữ dội, sau lâu dần điểm đau này ấn vào cảm giác dễ chịu, đau âm ỉ dai dẳng kéo dài. Đau khuỷu tay thuộc nhóm bệnh do bất nội ngoại nhân gây nên. Căn nguyên của bệnh là do tạng can và thận suy yếu. Vì vậy cần tập trung việc điều trị bồi bổ để hồi phục hai tạng này. Sau khi can thận đã được cân bằng, tự khắc cơ thể sẽ điều chỉnh để chống lại các tác nhân gây bệnh, khi đó bệnh sẽ được điều trị hiệu quả.

 

Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt:

Các phương pháp trên vừa có thể sử dụng như một biện pháp riêng biệt. Mặt khác nó là một biện pháp hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị đau khuỷu tay. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu như thế nào. Với trường hợp đau khuỷu tay do giãn cơ hay chấn thương vật lý, bệnh nhân chỉ cần thực hiện xoa bóp, chấm cứu hay bấm huyệt trong 1 liệu trình là có thể khỏi. Đối với các trường hợp bệnh lý phức tạp hơn, bệnh nhân sẽ điều trị chính bằng thuốc. Bên cạnh đó vác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm xoa bóp, châm cứu hay bấm huyệt để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.

 

Đau khuỷu tay tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh, nếu không được phát hiện  kịp thời triệu chứng và nguyên nhân đau khuỷu tay sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.