Viêm quanh khớp vai điều trị thế nào?

Đau vai là căn bệnh nhiều người mắc phải, trong đó 99% đau vai là do viêm quanh khớp vai . Nếu không được điều trị đúng cách bệnh rất dễ tái phát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động. Vậy viêm quanh khớp vai điều trị thế nào? Hãy cùng Caychi.vn tìm hiểu nhé!

 

 

Viêm quanh khớp vai là gì?

 

Viêm quanh khớp vai là một bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, ở cả hai giới. Viêm quanh khớp vai là chỉ các thương tổn phần mềm quanh khớp như cơ, gân, bao gân, dây chằng. Đau khớp vai có rất nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân ở tại khớp vai. Có những nguyên nhân khác ở ngoài khớp vai cũng gây đau vai đặc biệt là u đỉnh phổi. Đây là những nguyên nhân cần phải lưu ý, tránh bỏ sót, gây hậu quả đáng tiếc.

 

Triệu chứng viêm quanh khớp vai

 

 

Viêm quanh khớp vai gây ra các cơn đau nhói khi ấn vào vùng khớp vai
 Viêm quanh khớp vai gây ra các cơn đau nhói khi ấn vào vùng khớp vai

 

 

Viêm quanh khớp vai có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường do khớp vai vận động quá mức hoặc vì chấn thương liên tiếp ở vai.

 

Đau khớp vai đơn thuần (viêm gân mạn tính)

 

Đau là biểu hiện điển hình nhất của bệnh này. Đau vùng khớp vai thường xuất hiện sau vận động khớp vai quá mức hoặc. Những vi chấn thương liên tiếp ở khớp vai cũng có thể gây nên bệnh. Đau tăng lên khi làm các động tác co cánh tay đối kháng làm hạn chế vận động khớp. Triệu chứng này thường gặp ở những tổn thương gân cơ trên gai. Người bệnh có thể xuất hiện những điểm đau nhói khi ấn tại điểm bám tận gân bó dài của gân cơ nhị đầu cánh tay (mặt trước của khớp vai, dưới mỏm quạ 1cm) hoặc gân trên gai (mỏm cùng vai).

 

Đau vai cấp (viêm khớp vi tinh thể)

 

Đau vai xuất hiện đột ngột với các tính chất dữ dội, cơn đau gây mất ngủ, lan toàn bộ vai, lan lên cổ, xuống tay, đôi khi có thể xuống tận đến bàn tay. Bệnh nhân giảm vận động khớp vai nhiều thường có tư thế cánh tay sát vào thân, không thực hiện được các động tác vận động thụ động khớp vai. Vai sưng to nóng. Có thể thấy khối sưng bùng nhùng ở trước cánh tay tương ứng với túi thanh mạc bị viêm. Người bệnh có thể có sốt nhẹ.

 

Giả liệt khớp vai (đứt mũ gân cơ quay)

 

Cơn đau dữ dội kèm theo tiếng kêu răng rắc, có thể xuất hiện những đám bầm tím ở phần trước trên cánh tay sau đó vài ngày. Cơn đau kết hợp với hạn chế vận động rõ. Khám thấy mất động tác nâng vai chủ động, trong khi đó vận động thụ động của bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có các dấu hiệu thần kinh.

 

Cứng khớp vai (đông cứng khớp vai)

 

Đây là đau khớp vai kiểu cơ học, đôi khi đau về đêm. Người bệnh bị hạn chế vận động khớp vai cả động tác chủ động và thụ động. Hạn chế các động tác, đặc biệt là động tác giang và quay ngoài. Khi quan sát người bệnh từ phía sau, lúc bệnh nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương cánh tay.

 

Nguyên nhân đau quanh khớp vai

 

 

Mang vác nặng là nguyên nhân gây đau quanh khớp vai
 Mang vác nặng là nguyên nhân gây đau quanh khớp vai

 

Viêm quanh khớp vai do nhiều nguyên nhân gây nên.

 

– Thoái hóa gân do tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi.

 

– Nghề nghiệp lao động nặng có các chấn thương cơ học lặp đi lặp lại, gây tổn thương các gân cơ quanh khớp vai như gân cơ trên gai, cơ nhị đầu cánh tay.

 

– Tập thể thao quá sức, chơi một số môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên quá vai như chơi cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền.

 

– Chấn thương vùng vai do ngã, trượt, tai nạn ô tô, xe máy.

 

– Một số bệnh lý khác (tim mạch, hô hấp, tiểu đường, ung thư vú, thần kinh, lạm dụng thuốc ngủ).

 

 

Điều trị viêm quanh khớp vai

 

Viêm quanh khớp vai điều trị thế nào phụ thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Chia sẻ tình trạng bệnh của mình và cũng là băn khoăn của nhiều bệnh nhân khi không biết viêm quanh khớp vai điều thế nào, cô Nguyễn Thị Vân, 50 tuổi cho biết: “tôi năm nay 50 tuổi, là bộ đội về hưu. Khoảng 6 tháng trước tôi bỗng nhiên thấy đau vai và rất khó cử động. Đi khám thì bác sĩ nói tôi bị viêm quanh khớp vai và cho thuốc về uống. Tôi có thấy đỡ nhưng sau khi dừng thuốc không lâu thì lại tái phát, không biết phải làm thế nào”.

 

 Phương pháp điều trị nội khoa

 

+ Dùng các thuốc chống viêm không steroid như: Aspirin, Tilcotil, Mobic, Diclofenac, Indomethacin… Tuyệt đối không tự dùng corticoid: Prednisolon, Dexamethason, Celeston khi không được sự chỉ định của bác sỹ.

 

+ Dùng các thuốc chống co thắt cơ như: Myonal, Coltramyl, Mydocalm, Valium…

 

 

 Dùng thuốc chống viêm giảm đau theo chỉ dẫn bác sĩ
  Dùng thuốc chống viêm giảm đau theo chỉ dẫn bác sĩ

 

 

Phương áp dụng trong điều trị viêm quanh khớp vai này khá phổ biến. Đa số các loại thuốc thường dùng là thuốc giảm đau chống viêm, một số trường hợp sẽ sử dụng tiêm corticoid tại chỗ. Cách này có thể làm các cơn đau giảm rất nhanh nhưng khó ngăn bệnh tái phát. Vì thế sau khi dừng thuốc một thời gian người bệnh thường thấy đau vai lại.

 

Vì thế trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần áp dụng các liệu pháp kèm theo như:

 

 Vật lý trị liệu: Chườm lạnh trong giai đoạn cấp tính bằng một khăn mặt bỏ những viên đá nhỏ hoặc bỏ đá vào túi cao su. Không nên chờm đá trực tiếp trên da. Trong giai đoạn cấp không nền chờm nóng vì sẽ làm đau tăng lên. Khi đã qua giai đoạn cấp, người bệnh có thể chờm nóng, chạy tia hồng ngoại, kích thích điện.

 

Vận động liệu pháp: Ở giai đoạn đầu, người bệnh nên để vai nghỉ ngơi, ngưng các hoạt động thể thao hoặc làm việc quá sức gây viêm gân trong vài tuần. Khi khớp đã ổn định thì cần luyện tập ngay bằng những bài tập đơn giản, theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, tập tăng dần về thời gian và số lần. Việc tập luyện khớp vai nhằm mục đích: Làm tăng cơ lực và tăng tầm vận động của khớp vai.

 

Phương pháp điều trị ngoại khoa

 

Với những người trẻ tuổi, áp dụng cho thể giả liệt nhằm khâu lại gân đứt ở những người trẻ tuổi. Với người già, do tổn thương thoái hóa ở cả những gân lân cận nên chỉ điều trị ngoại khoa nếu nội khoa thất bại. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị bệnh.