-
- Newsletter
Tình trạng dây thần kinh bị chèn ép ở cổ, lưng, cánh tay khiến bạn bị đau. Ngoài ra còn ngăn cản bạn không thể tham gia vào các sinh hoạt bình thường hằng ngày. Dây thần kinh bị chèn khi các mô xung quanh bị mắc kẹt hoặc ép bất thường lên dây thần kinh. Nếu bạn còn đang chưa rõ kiến thức về bệnh chèn ép dây thần kinh thì hãy tìm hiểu qua bài viết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh chèn ép dây thần kinh dưới đây để có những phương pháp xử lý bệnh kịp thời và hiệu quả.
Chèn ép dây thần kinh xảy ra khi quá nhiều áp lực cho dây thần kinh từ các mô xung quanh. Chẳng hạn như xương, sụn, cơ hoặc dây chằng. Áp lực này phá vỡ chức năng của dây thần kinh, gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu kém.
Chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm cột sống chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau lan tỏa xuống mặt sau của chân (bệnh đau thần kinh tọa). Hoặc là chèn ép dây thần kinh ở cổ tay có thể dẫn đến đau và tê ở bàn tay và ngón tay.
– Thoát vị đĩa đệm cột sống
– Chấn thương cột sống
– Thương tích, sai tư thế, viêm xương khớp
– Căng thẳng từ sở thích lặp đi lặp lại
– Công việc hoặc hoạt động thể thao
– Làm việc bằng tay ở một tư thế trong thời gian dài
– Béo phì gây chèn ép thần kinh.
– Áp lực gây ra viêm dây thần kinh
– Đau tại chỗ vùng cột sống thắt lưng
– Đau tăng lên khi vận động đi lại
– Đau hoặc đau rát, có thể lan ra phía ngoài
– Đau giảm khi được nghỉ ngơi hoặc nằm
– Tê tay hoặc giảm cảm giác (trong hội chứng ống cổ tay)
– Cầm nắm đồ vật yếu, đánh rơi đồ vật
– Ngứa ran, cảm giác châm kim
– Yếu cơ hoặc co giật trong khu vực bị ảnh hưởng
Nếu chẩn đoán được mình có dây thần kinh bị chèn ép thì bạn phải biết tự chăm sóc bản thân.Cần tránh sử dụng phần cơ thể đó hoặc dùng ít đi. Việc sử dụng liên tục chỗ cơ bắp, khớp xương hay dây chằng đã gây ra tình trạng chèn ép dây thần kinh sẽ khiến vấn đề thêm trầm trọng. Lý do vì khu vực xung quanh tiếp tục sưng nhiều hơn và siết chặt dây thần kinh. Cách dễ dàng nhất để giảm đau là cho dây thần kinh đó và khu vực xung quanh nó nghỉ ngơi.
– Bạn nên tránh kéo giãn hay dịch chuyển chỗ có dây thần kinh bị chèn. Để không siết chặt thêm dây thần kinh đó. Có một số chuyển động làm triệu chứng nặng thêm. Vì vậy, bạn nên tránh làm các thao tác này bất kì khi nào được.
– Nếu một chuyển động hay tư thế nào đó khiến triệu chứng bệnh và cơn đau trở thêm trầm trọng, bạn phải cô lập vị trí bị tổn thương và tránh thực hiện chuyển động đó.
– Trong trường hợp mắc hội chứng ống cổ tay, là chấn thương phổ biến do dây thần kinh bị chèn ép gây ra. Bạn nên giữ cổ tay thẳng trong khi ngủ. Ngoài ra cần tránh cong khớp cổ tay để không tạo bất kì lực đè nào.
Ngủ thêm giờ là cách tự nhiên để cơ thể tự nó khắc phục các khiếm khuyết. Nếu cần bạn nên ngủ nhiều hơn mỗi đêm cho đến khi cảm thấy khỏe hơn hay cơn đau dịu hẳn. Điều này sẽ giúp triệu chứng bệnh giảm đi đáng kể.
Phương pháp này có liên quan trực tiếp với việc hạn chế sử dụng phần cơ thể chấn thương. Nếu bạn ngủ nhiều thì đương nhiên chuyển động bớt đi. Khi đó không chỉ hạn chế sử dụng khu vực chấn thương mà còn giúp cơ thể có thêm thời gian lành bệnh.
Có những lúc bạn không thể để chỗ chấn thương nghỉ ngơi theo ý mình. Nếu đúng là vậy thì bạn nên đeo thanh giằng hay nẹp để cố định chỗ chấn thương. Như vậy bạn có thể làm những công việc cơ bản như thường ngày vẫn làm.
– Nếu bạn bị chèn dây thần kinh ở cổ thì nên mang nẹp cổ để giữ cơ cổ đứng yên trong cả ngày.
– Nếu hội chứng ống cổ tay khiến dây thần kinh bị chèn thì bạn nên đeo nẹp cổ tay hay khủy tay. Nó còn gọi là nẹp gan cổ tay, để tránh chuyển động không cần thiết.
– Bạn có thể mua dụng cụ nẹp ở hầu hết các tiệm thuốc và nhớ làm theo hướng dẫn sử dụng. Nếu có thắc mắc hay lo lắng gì thì bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn.
Chèn dây thần kinh thường đi kèm theo triệu chứng sưng sẽ chèn ép dây thân kinh nặng hơn. Để giảm sưng và tăng tuần hoàn máu bạn nên chườm luân phiên giữa nóng và lạnh lên khu vực chấn thương, đó còn gọi là thủy liệu pháp. Chườm đá lạnh trong thời gian 15 phút mỗi lần, làm từ 3-4 lần mỗi ngày để giảm sưng. Sau đó bạn dùng đệm làm nóng chườm vào chỗ chấn thương trong 1 giờ, 4-5 đêm một tuần cho đến khi triệu chứng giảm bớt.
Nhiều loại thuốc giảm đau không kê toa rất hữu hiệu với chứng dây thần kinh bị chèn. Bạn nên thử uống các thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) như ibuprofen và aspirin để giảm sưng và đau.
Nếu triệu chứng và cơn đau giảm bớt nhưng rồi tái lại sau nhiều tuần hay vài tháng thì bạn nên đi khám bệnh để được hỗ trợ. Cho dù các phương pháp trên đây tỏ ra hữu hiệu trong thời gian đầu, nhưng nếu sau đó chúng không còn tác dụng thì bạn nên tới bệnh viện kiểm tra lại.
– Bạn cũng nên khám bệnh nếu thường xuyên cảm thấy tê hay đau ở khu vực này bất kể chỉ vận động rất ít, hoặc cơ ở khu vực đó ngày càng yếu dần.
– Tìm biện pháp điều trị ngay nếu triệu chứng trở nặng hoặc khu vực đó cảm thấy lạnh, trở nên nhợt nhạt hay xanh.
Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Nếu bạn phát hiện mình có những dấu hiệu trên cần đến ngay trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Caychi.vn chúc bệnh nhân dồi dào sức khỏe!