Biến chứng và phương pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông, thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.Bệnh đau thần kinh tọa tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến những biến chứng và phương pháp chữa bệnh đau thần kinh tọa.

 

 

Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa

 

 

Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Nguyên nhân đau thần kinh tọa

 

 

Đau thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Bệnh có thể thể ảnh hưởng tới hầu hết các lứa tuổi. Nhưng chủ yếu tập trung vào người già trên 60 tuổi, trong đó  nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ. Nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bệnh này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Đau thần kinh tọa có nhiều nguyên nhân gây nên. Nguyên nhân chủ yếu là do thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Bên cạnh đó là tổn thương thực thể khác nhau ở vùng thắt lưng, bướu. Từ đó gây chèn ép đường đi rễ thần kinh tọa, hẹp ống sống thắt lưng. Hoặc bệnh lý rễ thần kinh do đái tháo đường, lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ.

 

Trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng do đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống. Khi chúng ta khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm. Có thể gây rách vành thớ khiến nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm vỡ gây đau cấp tính.

 

Những biến chứng của đau thần kinh tọa

 

Nếu không được theo dõi và chữa trị đau thần kinh tọa kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng. Những cơn đau sẽ có cường độ và tần suất tăng dần, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, lao động. Cơn đau thường khiến người bệnh mất ngủ, gây nên cáu bẳn, mệt mỏi. Từ đó khiến chất lượng cuộc sống suy giảm. Khi bệnh đã tiến triển trong thời gian dài còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

 

Người bệnh có nguy cơ mất cảm giác và khả năng kiểm soát các hoạt động của bàn chân. Điều này gây nên tình trạng teo các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện mất tự chủ. Thậm chí có thể dẫn tới vẹo cột sống, mở bàng quan hay thậm chí là tàn phế.

 

 

 Đau thần kinh tọa nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm
 Đau thần kinh tọa nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

 

 

Để ngăn chặn căn bệnh đau thần kinh tọa và các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để thư giãn gân cốt, giúp khí huyết lưu thông. Tuy vậy, người bệnh nên chú ý tránh các động tác nặng, đòi hỏi phải thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Trong thực đơn hàng ngày cần lưu ý ăn uống đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm cá…

 

 

Phương pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa

 

Có rất nhiều người cho rằng đau thần kinh tọa chỉ gặp ở người cao tuổi, nên khi còn trẻ mặc nhiên không thể mắc bệnh. Điều này là sai lầm, bởi đau thần kinh tọa có thể gặp ở bất kỳ ai.

 

Dưới đây là các phương pháp phòng ngừa biến chứng đau thần kinh tọa.

 

 Áp dụng các bài tập thể dục tăng cường sự dẻo dai cho các khối cơ lưng cột sống tránh đau thần kinh tọa
 Áp dụng các bài tập thể dục tăng cường sự dẻo dai cho các khối cơ lưng cột sống

Ăn uống đủ chất và tập luyện đúng cách

 

– Áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống, gồm cả những bài tập co giãn nhẹ.

 

– Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất.

 

–  Hỗ trợ điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống.

 

–  Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.

 

–  Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo. Ngủ nằm với một chiếc gối dưới đầu gối hoặc ngủ nghiêng với chiếc gối giữa hai chân.

 

Tránh những tư thế có hại cho xương khớp

 

–  Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng. Thực hiện nâng nhấc đồ vật một cách an toàn.

 

–  Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế và bàn cao vừa phải.

 

– Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.

 

 

Đau thần kinh tọa tránh khiêng vác vật nặng để tải trọng quá mức lên cột sống
Tránh khiêng vác vật nặng để tải trọng quá mức lên cột sống

 

 

– Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng. Nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng. Hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể. Không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài.

 

– Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

 

– Tự giữ vững nếu cảm thấy có một cơn ho hay hắt hơi mạnh sẽ đến.

 

Kết luận

 

Để phòng ngừa bệnh lý này cần thực hiện ngay ở độ tuổi 30, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là theo dõi mật độ xương để nhằm phát hiện sớm hiện tượng loãng xương gây thoái hóa khớp. Cần đảm bảo ăn uống đủ chất (đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa và tôm cá…); bổ sung lượng canxi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh.

Với những những cách phòng ngừa trên sẽ cung cấp thêm những thông tin về bệnh đau thần kinh tọa. Hy vọng sẽ giúp người bệnh phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.