Thoát vị đĩa đệm hệ quả của những thói quen xấu

Thoát vị đĩa đệm hệ quả của những thói quen xấu

 

 

Hệ quả của thói quen xấu thường gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm. Ngoài những nguyên nhân như tuổi tác, nghề nghiệp, chấn thường thì đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Bài viết hôm nay Caychi.vn xin gửi tới quý bệnh nhân thông tin về những thói quen có thể gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm và cách điều trị.

 

 Những thói quen xấu gây thoát vị đĩa đệm

 

 

 

– Nghề nghiệp: Những nhóm nghề nghiệp cần hoạt động thể lực nhiều, như thường xuyên phải mang vác nặng, đẩy hoặc kéo vật nặng, nghiêng hoặc vẹo cột sống sang bên… đều làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.

 

 

 Hệ quả của thói quen xấu thường xuyên mang vác vật nặng gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm
 Thường xuyên mang vác vật nặng làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm

 

 

– Cân nặng cơ thể: Thừa cân làm tăng gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống thắt lưng. Từ đó dẫn đến tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

 

– Yếu tố di truyền: Một số người bị mắc thoát vị đĩa đệm có tính chất di truyền trong gia đình.

 

 

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

 

Tê bì: Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống thường phiền toái vì bị tê bì ở vùng cơ thể tương ứng với vùng chi phối của thần kinh bị đĩa đệm chèn ép.

 

Yếu cơ: Thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh làm giảm đáp ứng vận động của nhóm cơ gây yếu cơ. Triệu chứng yếu cơ có thể kín đáo chỉ phát hiện được khi người thầy thuốc thăm khám. Nhưng cũng có thể rất rõ ràng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh hoặc gây tàn phế.

 

 

Hệ quả của thói quen xấu - tình trạng thoát vị đĩa đệm gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng
 Thoát vị đĩa đệm gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi cẳng chân

 

 

Đau chân hoặc tay: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng. Cơn đau có thể lan xuống mông, đùi, mặt sau ngoài cẳng chân và có thể cả bàn chân. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên triệu chứng đau cổ, vai, cánh tay. Triệu chứng đau tay và chân có thể khởi phát hoặc tăng lên khi ho, hắt hơi, khi vận động cột sống.

 

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm.

 

Rối loạn đại tiểu tiện

 

Thoát vị đĩa đệm làm khớp xương lệch khỏi vị trí ban đầu. Chính điều này đã làm chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng. Từ đó gây rối loạn cơ tròn làm cho bệnh nhân gặp phải tình trạng đại tiểu tiện không thể tự chủ được. Vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề. Luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi. Cần xác định để ngăn chặn một số bệnh về đường hóa ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

 

Ảnh hưởng tới thần kinh

 

Có thể nói thoát vị đĩa đệm cột sống liên quan mật thiết tới hệ thống thân kinh dọc cột sống. Vì vậy nên khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ làm tổn thương dây thần kinh gây đau đớn. Quá trình chèn ép cơ học này xuất hiện sau giai đoạn thắt lưng cục bộ. Cơn đau tăng dần theo thời gian và thường đau khi vận động.

 

 

 Thoát vị đĩa đệm sẽ làm tổn thương dây thần kinh và gây đau đớn
 Thoát vị đĩa đệm sẽ làm tổn thương dây thần kinh và gây đau đớn

Gây liệt tàn phế

 

Đối với một số trường hợp bệnh nặng có thể gặp phải những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và những biến chứng khá nguy hiểm nhất là tàn phế không thể vận động được.

 

Bị teo cơ

 

Tổn thương sau khi bị chèn ép bởi bệnh thoát vi đĩa đệm sẽ làm máu không nuôi cơ. Khiến một số trường hợp bị teo cơ các chi, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt. Bên cạnh đó khiến bệnh nhân mất sức và có thể bị mất khả năng lao động.

 

Rối loạn cảm giác ở những vùng da tương ứng với vùng rễ dây thần kinh bị tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác nóng lạnh, mất cảm giác tê bì chân tay.

 

Thay đổi lối sống phù hợp với bệnh lý

 

– Sử dụng thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau không cần kê đơn cần được sử dụng một cách hợp lý.Bởi nó có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn những thuốc giảm đau tác dụng mạnh hơn.

 

– Sử dụng nghiệm pháp nhiệt: Trong những đợt cấp của bệnh có thể chườm lạnh để giảm đau và giảm phản ứng viêm của bệnh. Khi thoát khỏi đợt cấp, người bệnh có thể chườm ấm để giãn cơ và cảm giác dễ chịu hơn.

 

Tránh nằm quá nhiều: Nằm quá nhiều làm cho các khớp cột sống bị cứng và yếu cơ. Nên nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau đó đứng dậy đi lại hoặc làm một số công việc nhà. Cần tránh những tư thế gây đau cho cột sống.

 

Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

 

Tập luyện: Các bài tập làm khỏe khối cơ cạnh cột sống sẽ có tác dụng làm vững cột sống và tránh các bệnh lý đĩa đệm.

 

 

 Các bài tập làm khỏe cơ cạnh cột sống có tác dụng phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
 Các bài tập làm khỏe cơ cạnh cột sống có tác dụng phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

 

 

Duy trì tư thế tốt: Duy trì một tư thế tốt trong học tập, lao động và làm việc là điêu cần thiết. Nó sẽ tránh được những sang chấn cho cột sống. Nên ngồi thẳng lưng và không nên giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài. Để nâng vật nặng, hãy gấp gối thay vì cúi lưng.

 

Duy trì thể trạng hợp lý: Cần duy trì cân nặng hợp lý với chiều cao để tránh áp lực cho cột sống.

 

Có thể nói thoát vị đĩa đệm là hệ quả của những thói quen xấu. Bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt. Vì vậy bệnh nhân nên khám và điều trị ngay từ khi xuất hiện những cơn đau lạ, đau kéo dài tại vùng thắt lưng để có biện pháp khắc phục điều trị bảo vệ bệnh an toàn hơn.