Bệnh thoái hóa cột sống lưng ở nữ giới

Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh phổ biến, trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao và ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này đó là do thói quen sinh hoạt và làm việc không hợp lý của các chị em. Vậy đâu là những biểu hiện điển hình của bệnh thoái hóa cột sống lưng ở nữ giới? Hãy cùng Caychi.vn tìm hiểu nhé!

 

 

Các nguyên nhân gây ra thoái hóa thắt lưng ở nữ giới

 

Do tư thế đứng sai lệch

 

 

thoái hóa lưung
Thoái hóa lưng do tư thế đứng sai lệch

 

Tư thế đứng ảnh hưởng trực tiếp tới cột sống lưng, tuy nhiên lại chưa nhiều chị em để ý. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc đứng sai tư thế sẽ gây ra đau lưng, đau cổ. Dần dần không được khắc phục sẽ dẫn tới những hậu quả như thoái hóa cột sống, gai cột sống,…

 

Những tư thế đứng sai thường thấy ở nữ giới:

 

–    Tư thế cái thìa: Cột sống thẳng và gù vai.

 

–    Tư thế tháp nghiên: Với dáng đứng đầu ngả về phía trước.

 

–    Tư thế cái cầu: Cột sống chị em uống cong.

 

–    Tư thế cuối cùng là lưng phẳng: Cột sống thẳng và bụng ưỡn.

 

Do thói quen mặc quần bó sát

 

Xét về khía cạnh thời trang, mặc quần bó sát giúp chị em tôn được vóc dáng. Tuy nhiên, thói quen này thật sự nguy hiểm. Bởi việc mặc quần bó sát vô tình gây áp lực cho đôi chân và phần hông của bạn. Từ đó làm ảnh hưởng quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Thậm chí máu bị ách tắc, gây ra hiện tượng tê bì chân, nóng rát.

 

Không những vậy, mặc quần quá bó còn khiến phần hông bị hạn chế cử động, bộ phận cơ, dây chằng và thắt lưng bị gò bó. Từ đó ảnh hưởng đến cột sống lưng, rất dễ gây tình trạng mỏi lưng, đau lưng lan dần ra 2 bên hông.

 

Do thói quen đi giày cao gót

 

Giày cao gót là một món đồ không thể thiếu trong việc làm đẹp của chị em. Nó giúp phái đẹp tôn dáng hơn trong mắt đấng mày râu. Tuy nhiên, thói quen đi giày cao gót chính là một trong những thủ phạm gây bệnh thoái hóa cột sống lưng ở nữ giới. Đi giày cao gót thường xuyên dẫn tới tình trạng tê mỏi, đau nhức gót chân, bàn chân, bắp chân… Đồng thời, cột sống lưng sẽ phải chịu áp lực lớn khi giúp toàn bộ cơ thể giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển. Lâu dần cột sống sẽ bị tổn thương và thoái hóa.

 

Do tình trạng ngồi nhiều, ít vận động

 

 

 ngồi nhiều, ít vận động cũng gây đau lưung
Ngồi nhiều, ít vận động cũng gây ra thoái hóa thoát lưng ở nữ giới

 

Cuộc sống bận rộn, đặc biệt đối với các chị em văn phòng, thường xuyên ngồi làm việc với máy tính, hạn chế vận động là một trong những nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống lưng.

 

Trung bình một ngày mỗi người ngồi làm việc từ 8 đến 10 tiếng, thậm chí nhiều hơn do công việc quá nhiều. Chính điều này dẫn tới những biểu hiện như: đau cổ, mỏi cổ, đau vai, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt…, đặc biệt làm thoái hóa sụn đệm cột sống chèn ép rễ dây thần kinh, tủy sống hoặc động mạch cột sống, từ đó dẫn đến các loại bệnh như đau đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống lưng…

 

Ngoài ra, tình trạng ngồi lâu ít vận động khiến các chị em rất dễ tăng cân, béo phì. Đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới thoái hóa cột sống lưng ở nữ giới.

 

Do thay đổi nội tiết tố

 

Phụ nữ ở độ tuổi 45 trở đi có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng. Bởi đây là độ tuổi bắt đầu thời kỳ mãn kinh, tình trạng loãng xương đã xuất hiện do sự thiếu hụt canxi, xương dần lão hóa, không còn chắc khỏe, dẻo dai như thời con gái. Khi trẻ nếu các chị em phải lao động nặng thường xuyên, cơ thể và cột sống phải hoạt động nhiều thì ở thời kỳ này sẽ dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng hơn, tình trạng bệnh cũng nặng hơn.

 

Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng ở nữ giới

 

 

 thoái hóa lưng ở nữ giới gây ra các cươn đau
Thoái hóa lưng ở nữ giới gây ra các cơn đau khi ngồi xuống đứng lên

 

Phần lớn bệnh thoái hóa cột sống lưng là do những tổn thương của đĩa đệm gây nên. Tùy thuộc vào mức độ hư đĩa đệm mà có các biểu hiện như:

 

– Đau lưng xuất hiện đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị dính mưa, nhiễm lạnh.

 

– Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.

 

– Đau dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.

 

– Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp, kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.

 

 Bệnh thoái hóa cột sống lưng ở nữ giới cao hơn so với hơn nam giới. Bởi một số những nguyên nhân đặc thù riêng. Nếu có những biểu hiện như trên, bạn cần đi khám ngay để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời. Đồng thời xây dựng cho mình thói quen sống và sinh hoạt hợp lý. Bên cạnh đó là kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập khoa học để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Kết quả có thể khác tùy theo cơ địa từng người