-
- Newsletter
Đau thần kinh liên sườn là bệnh lý phổ biến với tỷ lệ người mắc rất cao.Nếu không tìm thấy nguyên nhân và triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn sẽ gây ra những tác hại cũng như những biến chứng khó có thể điều trị.
Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng bệnh lý hay gặp với những triệu chứng điển hình. Đó là đau tức ngực, đau vùng mạng sườn, đau dọc theo thần kinh liên sườn. Những cơn đau có thể xuất hiện theo từng đợt hoặc kéo dài. Người bệnh thường đau ở một bên, phải hoặc trái, đau từ trước ngực rồi lan theo mạng sườn ra phía sau ở cạnh cột sống.
Đau dây thần kinh liên sườn gây ra những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân. Bên cạnh đó còn cản trở khả năng vận động, năng suất làm việc. Nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh. Do đó, tìm hiểu về đau dây thần kinh liên sườn là điều nên làm để giúp chúng ta có cách nhìn tổng quát cũng. Mặt khác còn giúp tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nếu chẳng may mắc phải căn bệnh này.
Thường gặp ở người cao tuổi, đau với tính chất khu trú không rõ ràng. Biểu hiện thường gặp: đau ê ẩm, đau ở cột sống ngực cả khi nghỉ lẫn vận động, ấn vào điểm cạnh sống tương ứng với khe gian đốt sống sẽ thấy đau tức nhẹ, đôi khi đau an theo đường đi của dây thần kinh liên sườn.
Thường xảy ra sau khi người bệnh bị chấn thương hoặc vận động quá sức với cường độ quá mạnh. Cảm giác đau râm ran và liên tục ở xương sườn.
Đau dây thần kinh nhiễm khuẩn bệnh nhân thấy ngứa và đau rát như bỏng, rất khó chịu. Sau khoảng 1 tuần tổn thương khô, bong vảy, để lại sẹo và chuyển sang giai đoạn di chứng. Bệnh nhân bị tổn thương một thời gian,có khi kéo dài hàng tháng, nhất là ở người cao tuổi.
Đau dây thần kinh liên sườn thường là triệu chứng sớm của u rễ thần kinh, u ngoại tủy. Tính chất của nó thường đau một bên. Khám cột sống không thấy đau rõ ràng.
Đau dây thần kinh liên sườn gây ra những cơn đau dai dẳng, liên tục suốt ngày đêm. Điều này khiến cho tinh thần người bệnh luôn mệt mỏi, khó tập trung dẫn đến năng suất lao động giảm sút. Bên cạnh đó là tình trạng khó ngủ, mất ngủ, trí tuệ, tinh thần suy nhược, sức đề kháng giảm.
Mặt khác, đau dây thần kinh liên sườn thường xuất phát từ một bệnh lý nào đó. Vì vậy trong nhiều trường hợp bệnh dễ bị nhầm lẫn nếu không được chữa trị kịp thời và các. Từ đó dẫn tới tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
– Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn và là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau.
– Cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống – bả vai. Có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước ngực, thượng vị.
– Cơn đau thường xảy ra âm ỉ đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Đau tăng lên khi hít thở sâu, thay đổi tư thế (xoay người, vặn mình), ho, hắt hơi.
– Cơn đau ở vùng lưng, ngực dễ nhầm với bệnh tim hoặc phổi. Bởi vì da và các cơ quan vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Nếu do hậu quả của thoái hóa cột sống lưng thì cơn đau thường âm ỉ, ê ẩm, cả khi vận động và ngay cả khi nghỉ ngơi. Nếu dùng ngón tay ấn vào vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt sống thì người bệnh thấy đau tức và đôi khi đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn.
Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương zona một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng và hay tái phát cơn đau. Nếu đau dây thần kinh liên sườn bởi bệnh lý lao cột sống hoặc ung thư cột sống. Đau thường khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương, đau nhói cả hai bên sườn. Có khi đau như bó chặt lấy ngực hoặc bụng. Trong các trường hợp này rất dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc bệnh dạ dày – tá tràng.
– Tính chất đau là đau liên tục suốt ngày đêm, đau tăng lên khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động. Ngoài ra còn có dấu hiệu của triệu chứng bệnh lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân…). Đặc điểm nổi bật của bệnh đau dây thần kinh liên sườn là hay tái phát.
Cả đau dây thần kinh nguyên phát và thứ phát thường được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau. Bao gồm các loại thuốc giam đau như Paracetamol, thuốc chống viêm Non Steroide, Diclofenac. Thuốc điều trị đau thần kinh như nhóm chống co giật nhóm Gabapentin (dùng cho trường hợp có tổn thương dây, rễ thần kinh). Thuốc giãn cơ vân như Myonal, Mydocalm (chỉ dùng cho trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương); Vitamin 3B liều cao (B1, B6, B12)…
Các loại thuốc trên dễ mua có tác dụng làm giảm đau nhất thời. Bên cạnh đó, thuốc có nhiều tác dụng phụ, dễ có hại cho gan, thận, hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó có thể gây mất ngủ, gây chóng mặt chóng váng sau khi dùng thuốc… Dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và không nên lạm dụng sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm.
Đau dây thần kinh liên sườn có thể kết hợp điều trị bằng cách vật lý trị liệu như chiếu đèn hồng ngoại, điều trị bằng sóng siêu âm…kết hợp với tập luyện bằng cách xoa bóp nhẹ nhàng chỗ đau, xoa bóp các khớp trên cơ thể; tránh gió, trạnh lạnh, tránh thay đổi tư thế đột ngột và không chơi thể thao quá sức.
Điều trị bằng vật lý trị liệu có ưu điểm là an toàn, không phải lo lắng tác dụng phụ,giảm đau tức thì.
Điều trị bằng đông y là phương pháp tự nhiên, các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, dễ làm và an toàn,
Cần khám, phát hiện và điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn nói trên. Tránh vận động sai tư thế hoặc quá mạnh. Chú ý phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt.Không mang vác, làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống.
Những nguyên nhân và triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn là những dấu hiệu cơ bản để phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh, hạn chế những tác hại và biến chứng của bệnh. Hy vọng rằng thông qua bài viết này Caychi.vn có thể cung cấp cho quý bệnh nhân những thông tin bổ ích nhất.