Cẩn thận với bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

 Loét dạ dày tá tràng là những vết loét được hình thành ở trong dạ dày hoặc tá tràng, phần nối giữa ruột non và dạ dày. Loét trong dạ dày gọi là loét dạ dày, loét phần tá tràng gọi là loét tá tràng. Loét dạ dày tá tràng là bệnh ít gặp ở trẻ em nhưng không vì thế mà bệnh không thể xảy ra ở trẻ. Do đó các bậc phụ huynh cần cẩn thận với bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.

 

 

Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

 

 

Vi khuẩn Hp

 

 

Vi khuẩn HP nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Vi khuẩn HP nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

 

 

Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn phổ biến trong niêm mạc dạ dày. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh dạ dày như viêm dạ dày- tá tràng, loét dạ dày- tá tràng. Ngoài ra vi khuẩn Hp còn là tác nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày.

 

Vi khuẩn Hp có nhiều trong nước bọt, trong mảng cao răng, trong niêm mạc dạ dày của người bệnh. Vì vậy rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường tiêu hóa.

Nhiễm khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Loét dạ dày tá tràng gây ra biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.

 

Stress ở trẻ em

 

Ở trẻ em mặc dù yếu tố stress, lo lắng chưa rõ ràng nhưng có nhiều bác sĩ cho rằng, bị bỏng nặng có thể bị loét dạ dày thứ phát nguyên nhân từ stress do bỏng gây ra. Điều này cũng đúng với những trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn nặng. Những trẻ khỏe mạnh thường rất ít khi bị loét dạ dày tá tràng.

 

Do sử dụng thuốc

 

 

Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra loét dạ dày ở trẻ em
 Lạm dụng thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra loét dạ dày ở trẻ em

 

 

Nhiều trẻ em hiện nay đang bị loét dạ dày do sử dụng thuốc chứ không phải do các nguyên nhân khác. Thậm chí việc sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau có thể gây ra những rối loạn tiêu hóa. Nghiêm trọng hơn là chảy máu tiêu hóa ở một số trẻ em. Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý Acetaminophen không gây ra loét dạ dày tá tràng. Đây là một giải pháp thay thế tốt trong các trường hợp phải sử dụng thuốc chống viêm giảm đau.

 

Triệu chứng loét dạ dày ở trẻ em

 

Đau bụng

 

 

trẻ bị loét
 Đau bụng là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị loét tá tràng

 

 

Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau ở trẻ cũng thường không giống người lớn. Một số kêu đau ở thượng vị nhưng một số lại đau ở quanh rốn. Nhiều trường hợp gia đình cho là đau bụng giun nên đã tẩy giun

nhiều lần nhưng vẫn không đỡ.

 

Đau có thể liên quan đến bữa ăn hay thường vào một số thời điểm trong ngày. Tuy nhiên nhiều trường hợp đau không liên quan gì đến bữa ăn hoặc thời điểm nhất định trong ngày.

 

Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ. Đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị. Một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.

 

Nôn

 

 

Buồn nôn và chán ăn là biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
Buồn nôn và chán ăn là những biểu hiện của bệnh  viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

 

 

Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn. Nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn và có thể xuất huyết tiêu hóa.

 

Thiếu máu

 

Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt. Hiện tượng này xảy ra do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.

 

Điều trị loét dạ dày ở trẻ em

 

Hầu hết những trường hợp loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn Hp đều có thể chữa khỏi bằng phác đồ diệt Hp. Bao gồm 2 loại kháng sinh kết hợp với 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Các loại kháng sinh được cho sử dụng trong vòng từ 7-15 ngày. Còn thuốc ức chế acid dạ dày thì được chỉ định lâu hơn (2 tuần tới 1 tháng). Vết loét có thể lành sau 8 tuần điều trị nhưng hiện tượng đau thì giảm sau khoảng một vài ngày tới 1 tuần.

 

Để chắc chắn là phác đồ điều trị thành công, các bác sỹ có thể yêu cầu làm kiểm tra phân để xác định xem vi khuẩn Hp đã bị tiêu diệt hoàn toàn chưa. Nếu triệu chứng nặng lên, các bác sỹ có thể them dõi nội soi trong vòng 6 tới 12 tháng sau để kiểm tra lại tình trạng viêm nhiễm và vi khuẩn Hp.

 

Tương tự như vậy, nếu các vết loét dạ dày tá tràng gây ra bởi thuốc thì hiếm khi phải phẫu thuật và thường chỉ cải thiện bằng cách sử dụng thuốc kháng acid dạ dày cùng với việc ngừng sử dụng thuốc NSAIDs. Không cần sử dụng kháng sinh trong trường hợp này.

 

Chăm sóc trẻ bị loét dạ dày

 

– Nếu trẻ bị chẩn đoán loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Hp, bạn cần phải chắc chắn rằng trẻ sử dụng đúng, đủ thuốc kháng sinh theo phác đồ bác sỹ đã kê. Ngay cả nếu triệu chứng của trẻ đã hết, nhiễm khuẩn Hp có thể vẫn còn, do đó bạn vẫn cần sử dụng đầy đủ phác đồ cho tới khi hết thuốc và được bác sỹ xác nhận là phác đồ điều trị đã thành công.

 

– Nếu con bạn bị loét dạ dày tá tràng do sử dụng thuốc, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn tránh sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroids (NSAIDs), bao gồm bất kỳ loại thuốc nào có chứa Ibuprofen hay Aspirin hoặc các loại khác trong nhóm. Bạn nhớ duy trì cho bé sử dụng thuốc giảm acid dạ dày được bác sỹ kê đơn.

 

– Về chế độ ăn cho trẻ, bác sỹ có thể không khuyên trẻ nên kiêng bất kỳ đồ ăn gì nếu trẻ ăn vào mà không làm nặng hơn các triệu chứng. Một chế độ ăn tốt là chế độ ăn bào gồm nhiều dưỡng chất khác nhau, cân đối cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, một số loại thức ăn thường gây khó chịu cho trẻ khi trẻ bị loét dạ dày tá tràng như đồ ăn cứng, đồ ăn sượng, thức ăn cay, nhiều gia vị có tính kích thích, đồ ăn chua….các bậc phụ huynh có thể tạm thời tránh cho trẻ sử dụng trong thời gian điều trị bệnh.

 

 

Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em không nên ăn thức ăn cay, nhiều gia vị có tính kích thích
Trẻ bị viêm loét tá tràng không nên ăn thức ăn cay, nhiều gia vị có tính kích thích

 – Rượu và thuốc lá gây kích thích làm rộng vết loét.

 

Bạn cần giúp trẻ tránh xa các loại thực phẩm như cà phê, trà, soda, thực phẩm chứa caffeine, cocain (coke, pepsi…), vì chúng có thể kích thích tăng tiết acid dạ dày và làm nặng hơn triệu chứng ở trẻ bị bệnh.

 

Loét dạ dày tá tràng ở trẻ em nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, do đó cha mẹ cần cẩn thận với bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em, cần theo dõi và phát hiện kịp thời những thay đổi cơ thể của trẻ. Hy vọng bài viết này của Caychi.vn sẽ giúp ích cho quý phụ huynh.