-
- Newsletter
Loét dạ dày tá tràng là bệnh có biểu hiện đau kiểu quặn tức, đau kiểu rát bỏng. Chảy máu do loét dạ dày có sự hiện diện của tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Xảy ra khi xảy ra sự mất cân bằng giữa 1 bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng và 1 bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Bài viết hôm nay Caychi.vn xin gửi tới quý bệnh nhân thông tin về nguyên nhân và cách điều trị chảy máu do loét dạ dày tá tràng.
Chảy máu đường tiêu hoá nói chung và chảy máu do loét dạ dày – tá tràng nói riêng được thể hiện trên lâm sàng bằng hiện tượng nôn ra máu hoặc đi vệ sinh phân đen. Nắm vững các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và biết tiến hành một số các thủ thuật để nhằm phát hiện, chẩn đoán phân biệt và xử lý tình trạng chảy máu là rất cần thiết.
– Chảy máu ở lỗ loét non: Có hiện tượng đau ngắn, cơn đau ít, dữ dội có chu kỳ. Chụp x-quang sẽ không nhìn thấy được hình ảnh dạ dày biến dạng tá tràng, khó tìm được ổ đọng thuốc. Chảy máu có khả năng tự cầm được.
– Chảy máu từ ổ loét dạ dày- tá tràng mãn tính: Đau vùng thượng vị lâu năm, đau liên tục, mất chu kỳ, ít đáp ứng với điều trị nội khoa. Khi chụp x-quang sẽ thấy ổ đọng thuốc rõ hoặc hình ảnh biến dạng tá tràng.
– Do thời tiết thay đổi
– Do cảm cúm
– Do bị chấn động mạnh về tinh thần
– Do dùng các loại thuốc ảnh hưởng tới dạ dày- tá tràng như:aspirin,corticoid.
Các triệu chứng thường gặp của loét dạ dày
– Nôn ra máu:
+ Tính chất: máu đỏ tươi, máu đen, máu cục, có thể lẫn với thứ.
+ Số lượng ít hoặc nhiều, có thể một hoặc nhiều lần trong ngày.
– Đi cầu phân đen:
+ Phân đen như bã cà phê, tùy theo thời gian lưu chuyển trong ruột và lượng máu xuất huyết mà số lượng mà tính chất có thể khác nhau.
+ Trường hợp chảy máu nhiều, phân thường loãng có màu đỏ lỗn nhổn đen nhánh.
– Các biểu hiện: Hoa mắt , ù tai, chóng mặt, da lạnh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh khó bắt, huyết áp thấp, tình trạng chi giác,mệt li bì vật vã, có thể co giật.
– Chỉ định: chảy máu do loét chưa có biến chứng, chảy máu lần đầu, chảy máu mức độ nhẹ trung bình được xác định nội soi là những lỗ loét non, vừa, chưa gây hẹp và chưa có dấu hiệu ác tính.
– Mục đích: điều trị nội khoa có thể làm máu ngưng chảy, đưa bệnh nhân ra khỏi tình trạng thiếu máu cấp tính. Điều trị nội khoa giúp cho bệnh nhân ổn định hơn, tạo điều kiện cho phẩu thuật được thuận lợi.
– Nội dung điều trị nội khoa: Bất động, thở ô xi hỗ trợ, đặt sonde dạ dày theo dõi. Cho các thuốc cầm máu, giảm tiết,an thần, trợ tim, trợ lực, truyền máu và các dịch thay thế. Điều này để phục hồi khối lượng tuần hoàn, tốt nhất là máu tươi. Rửa dạ dày bằng nước lạnh nhiệt độ lạnh sẽ làm niêm mạc dạ dày se lại và sẽ làm máu ngưng chảy.
Không áp dụng chảy máu do loét có phối hợp thủng, hẹp môn vị hoặc do ung thư dạ dày chảy máu.
– Qua nội soi cấp cứu có thể đốt điện, laser, tim xơ, cầm máu ổ loét đang chảy bằng adrenalin hay cồn tuyệt đối ở xung quanh ổ loét hoặc cạnh mạch máu. Ngoài ra còn sử dụng keo sinh học hoặc clip kẹp các mạch máu đang cháu.
– Bằng nội soi ngoài việc xác định được thương tổn ổ loét chảy máu còn có thể cầm máu. Các trường hợp: ổ loét đang cháu máu, ổ loét đã cầm máu nhưng cục máu đông có khả năng bong ra. Tuy nhiên phương pháp có những hạn chế là những ổ loét to khó cầm máu, xơ chai và tổn thương mạch máu lớn.
– Chỉ định phẩu thuật cấp cứu:
+ Chảy máu nặng
+ Chảy máu kéo dài mà điều trị nội khoa tích cực không có kết quả.
+ Xác định tổn thương đang tích cực.
+ Chảy máu tái phát sau khi chữa trị nội khoa ổn định được vài giờ đến vài ngày
+ Chảy máu trên bệnh nhân có biến chứng hẹp môn vị.
+ Người già tuổi trên 50 có tiền sử loét dạ dày nhiều năm.
– Các phương pháp:
+ Cắt 2/3 dạ dày là phương pháp kinh điển, cơ bản thường áp dụng điều trị chảy máu do loét dạ dày- tá tràng. Vừa cắt bỏ được ổ loét, vừa điều trị dứt điểm nguyên nhân gây loét dạ dày.
+ Khâu cầm máu đáy ổ loét kèm theo cắt dây thần kinh X. Có thể nối vị tràng hoặc tạo hình môn vị, áp dụng cho loét non hành tá tràng hoặc loét cấp tính.
+ Khâu cầm máu ổ loét kèm theo thắt các cuống mạch đến dạ dày: áp dụng cho bệnh nhân già yếu.
+ Cắt dây X kèm theo cắt hang vị lấy đi ổ loét chảy máu.
Khi bị chảy máu do loét dạ dày cần đưa bệnh nhân cấp cứu kịp thời. Bởi nếu bị mất nhiều máu bệnh nhân có thể bị ngất xỉu hoặc gây ra tử vong. Do đó cần nắm rõ kiến thức nguyên nhân và cách điều trị chảy máu do loét dạ dày để có những phương pháp chữa trị kịp thời và an toàn nhất.