Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến, ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh viêm đại tràng khá cao. Bệnh gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.Vì vậy chúng ta cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm đại tràng. Để kịp thời phòng tránh những ảnh hưởng của bệnh gây tác hại xấu đến sức khỏe.

 

 

Triệu chứng bệnh viêm đại tràng

 

 

Viêm đại tràng
Triệu chứng bệnh viêm đại tràng

 

 

Đại tràng, còn được gọi là ruột già, là phần cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn. Và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân. Khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn. Viêm đại tràng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như dinh dưỡng với cơ thể. Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm.

 

 

Các triệu chứng thông thường của viêm đại tràng bao gồm:

 

 

Biểu hiện bên ngoài

 

 Người bệnh mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, có thể sốt. Nếu bị bệnh nặng thì cơ thể gầy sút hốc hác. Giai đoạn muộn sẽ làm người bệnh gầy sút cân, thiếu máu. Thậm chí một số khối u quá lớn sẽ gây biến chứng tắc ruột.

 

Đau bụng

 

 Vị trí xuất phát đau thường là ở vùng hố chậu hai bên hoặc vùng hạ sườn phải và trái. Đau lan dọc theo khung đại tràng. Tính chất, cường độ đau: thường đau quặn từng cơn, có khi đau âm ỉ. Khi đau thường mót “đi ngoài” , “đi ngoài” được thì giảm đau.

 

Cơn đau dễ tái phát, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.

 

Tuy nhiên, có một số bệnh (nữ nhiều hơn nam) bị rối loạn chức năng co bóp của đại tràng, cũng có biểu hiện đau quặn, mót rặn nhưng không đi ngoài nhầy mũi, đây là chứng viêm đại tràng cơ năng, thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc ăn các thức ăn lạ như thức ăn tanh (cua, cá…) hoặc thức ăn lên men (dưa, cà…). Đối với những bệnh này thường chỉ cần dùng thuốc điều chỉnh co bóp ruột chứ không phải dùng kháng sinh đường ruột.

 

Rối loạn đại tiện: Chủ yếu là ỉa lỏng nhiều lần một ngày, phân có nhầy, máu. Táo bón, sau bãi phân có nhầy, máu. Táo lỏng xen kẽ nhau (viêm đại tràng khu vực). Mót rặn, ỉa già, sau “đi ngoài” đau trong hậu môn.

 

 Biểu hiện bên trong

 

 Ấn hố chậu có thể có tiếng óc ách, chướng hơi, ấn dọc khung đại tràng đau. Có thể sờ thấy “thừng xích ma” như một ống chắc, ít di động.

 

Bạn đã gặp một vài trong số những triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, tuy nhiên chưa thể khẳng định là bạn đã bị viêm đại tràng. Bạn nên đến các cơ sở y tế tin cậy để khám và làm các xét nghiệm (cấy phân, nội soi đại trực tràng…) để các bác sĩ có thể khẳng định là bạn bị viêm đại tràng hay chưa.

 

Nếu bạn bị viêm đại tràng, tùy theo nguyên nhân, các bác sĩ có thể chỉ định các thuốc kháng sinh, điều hòa nhu động ruột, hoặc làm giảm triệu chứng.

 

 

Cách điều trị bệnh viêm đại tràng

 

 

Theo thống kê của bộ y tế, những người mắc bệnh viêm đại tràng thường đến khám đang trong tình trạng rất nặng.Tất cả là do người bệnh thiếu kiến thức về bệnh, không quan tâm hoặc không chú ý đến những biến đổi của cơ thể.Chúng ta cần có những kiến thức về cách điều trị bệnh viêm đại tràng.

 

1 Dùng thuốc

 

 

triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm đại tràng
Thuốc tây y chữa viêm đại tràng do nhiễm khuẩn

 

 

Nguyên nhân do nhiếm khuẩn cần dùng kháng sinh.


– Klion (Flagyl) 0,25: liều 2-4mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 8 – 10 ngày (hiệu quả với ly amip)

– Hoặc Enterosepton 0,25: với liều 2mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 7 – 10 ngày.

– Chlorocid 0,25: với liều 20mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 6 – 8 ngày.

– Biseptol 0,25: với liều 2mg/kg/24 giờ. Một đợt dùng 8- 10 ngày.

– Ganidan 0,5: với liều 6 – 8 viên/50kg/24 giờ. Mỗi đợt dùng 5 – 7 ngày.

– Thụt giữ dung dịch: Mixiot 1g, Streptomycin 1g, Novocain 0,25% 250ml.

Thụt giữ sau thụt tháo, 1 đợt 7 lần.

 Nguyên nhân do do bệnh “tự miễn”thì dùng:


– Corticoid liệu pháp:

+ Liều dùng: 30 – 40mg/50kg/24 giờ.

+ Ví dụ: Prednisolon (viên 5mg):

. Bắt đầu 6 viên/24 giờ x 7 ngày

. Sau 5 viên/24 giờ x 7 ngày.

. Tiếp 4 viên/24 giờ x 7 ngày

. Cuối cùng 2 viên/24 giờ x 7 ngày

Chú ý cho uống thuốc vào lúc no, không dùng khi có loét dạ dày – tá tràng, đái tháo đường, cao huyết áp.

 

2 Dùng bài thuốc dân gian

 

 Bệnh viêm đại tràng và cách điều trị bằng củ giềng tươi.

 

Không chỉ được biết tới như một gia vị quan trọng, giềng còn được biết đến trong việc dùng trị nhiều bệnh rất hiệu quả.  Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay tính ấm. Có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường chức năng của tỳ thổ, nên việc đưa vào trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả là việc không thể thiếu được.

 

 

triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm đại tràng
Chữa bệnh viêm đại tràng bằng củ gừng tươi

 

 

–Riềng tươi rửa sạch thái lát 20g, lá lốt 20g. Cho hai thứ vào ấm chuyên, hãm nước sôi. Sau 20 phút rót nước thuốc uống dần.

 

– Riềng tươi 20g, búp ổi 20g, vỏ quả chuối xanh 30g. Cho các vị vào ấm đổ 2 bát nước, nấu sôi 10 phút, chắt ra uống dần. Công dụng: ôn ấm tỳ vị, cầm tiêu chảy.

 

– Riềng tươi 20g, lá nhót 20g, lá mã đề 20g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.

 

– Riềng tươi 20g, bạch truật 16g, lệ chi 20g, quế tốt 8g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày.

 

Ngoài ra riềng củ còn là bài thuốc trị viêm đại tràng thể hàn thấp rất hiệu quả mà bạn nên biết như:

 

Bài thuốc: Riềng khô 16g, bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sơn thù 12g, phòng sâm 16g, bạch linh 12g, cam thảo 12g, táo tầu 4 quả, trần bì 10g, sinh khương 6g, thảo quả 6g, ngũ gia bì 12g, đinh lăng 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Với bài thuốc này có tác dụng bổ tỳ dương, chống viêm trừ thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ thổ, rất thích hợp trong việc điều trị viêm đại tràng hiệu quả.

 

Những lưu ý khác

 

Ngoài các phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng trên, trước hết người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp, không dùng rượu, bia, thuốc lá, hạn chế các nước uống lên men như nước chanh, nước hoa quả… có thể gây ra đi lỏng, hạn chế cà phê và trà đặc.

 

Tránh ăn nhiều gia vị chua cay, thức ăn gây táo bón, ăn nhiều rau xanh, hoa quả thích hợp, nếu bị đi lỏng thì cũng cần hạn chế ăn các món này.Chống táo bón bằng cách tăng cường chất xơ, chất nhầy như: rau mồng tơi, rau rền, rau đay, rau sam…cần uống đủ nước cho năng lượng hàng ngày. Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể chất, chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và uống theo chỉ định của bác sĩ.

 

Viêm đại tràng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, làm việc. Bệnh có thể phòng bằng chế độ ăn hợp lý, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, thức ăn lên men, tiết canh, rau sống chưa rửa kỹ và khử trùng. Nên rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng 1 lần, hỗ trợ thường xuyên cho hệ tiêu hóa bằng men tiêu hóa sống, tập thể dục mỗi ngày…

 

Hy vọng rằng bài viết triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm đại tràng hôm nay sẽ cung cấp cho quý bệnh nhân những thông tin bổ ích nhất. Caychi.vn xin chúc quý bệnh nhân sức khỏe dồi dào.