-
- Newsletter
Đau đầu khi thay đổi thời tiết không đơn thuần do cơ địa nhạy cảm với nhiệt độ mà còn là dấu hiệu quan trọng cho thấy hoạt động não có vấn đề. Đặc biệt là các tổn thương mạch máu, nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý não nguy hiểm. Vì vậy cần phải cẩn thận với bệnh đau đầu khi thời tiết thay đổi.
Chứng đau đầu do thời tiết thay đổi, nhiệt độ chênh lớn giữa ngày và đêm, thời tiết nóng lạnh thất thường, mưa phùn ẩm ướt…người mẫn cảm rất dễ mắc bệnh đau đầu. Ai cũng có thể đau đầu do thời tiết, kể cả trẻ nhỏ, lẫn thanh thiếu niên. Đặc biệt là những người cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết hay bị đau nhức đầu. Phụ nữ, người già, người huyết áp thấp… là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chứng đau đầu này.
Đau đầu do thời tiết chỉ sau vài giờ là khỏi, nhưng nó rất khó chịu vì gây phiền toái. Từ đó người bệnh không thể tập trung làm việc, học hành, luôn trong tình trạng uể oải.
Để có thể sớm “cắt” cơn đau đầu,ngay khi xuất hiện chứng đau đầu nên nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Bệnh nhân cần nằm tư thế chân cao hơn đầu để máu lưu thông lên não tốt hơn. Sau đó nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. “Người bệnh cần chú ý là chỉ uống thuốc giảm đau Paracetamol khi cơn đau đầu quá dữ dội và cần có y lệnh của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và nhờn thuốc”
Cơn đau đầu kéo đến hoặc tăng lên trước tác động của ngoại cảnh như thời tiết, căng thẳng, mất ngủ…có sự liên quan chặt chẽ đến quá trình tăng sinh gốc tự do. Một mặt, gốc tự do tấn công làm tổn thương nội mạc mạch máu. Từ đó thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não. Khi đó não sẽ phản ứng bằng cảm giác đau.
Nhiều nghiên cứu cho thấy trước tác động của gốc tự do kết hợp với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm cũng kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác. Đó chính là độ nhớt của máu và các hóa chất trung gian ở não. Dẫn đến các rối loạn vận mạch, khiến mạch máu não giãn nở. Những iến đổi bất thường này gây nên cơn đau đầu, đau nửa đầu.
Tình trạng đau đầu do thời tiết không đơn thuần là cơn đau lành tính, chỉ xảy ra với người có cơ địa nhạy cảm, không thích nghi kịp với sự thay đổi môi trường. Đó còn là dấu hiệu “chỉ điểm” hệ thống mạch máu não đã gặp phải các tổn thương. Lúc này, kết hợp với các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là sự thay đổi thời tiết đột ngột sẽ khiến động mạch đưa máu lên não bị tắc nghẽn nặng. Điều này làm cho sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết não. Bên cạnh đó, quá trình tắc nghẽn máu kéo dài còn có thể gây chết tế bào não do thiếu oxy và dưỡng chất gây ra nhồi máu não.
Hiện y học chưa có biện pháp nào điều trị dứt điểm chứng đau đầu do thời tiết thay đổi. Mà chỉ điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm đau khi bị đau đầu dữ dội như Paracetamol. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá nhiều. Bởi dùng bừa bãi sẽ bị hiệu ứng ngược, đau đầu do thời tiết sẽ xuất hiện nhiều hơn. Khi đó bệnh sẽ khó điều trị hơn, bên cạnh đó là những tác dụng phụ của thuốc như viêm loét dạ dày.
Trong dân gian có nhiều cách chữa đau đầu do trở trời, do lạnh bằng cách dùng đồ bạc đánh gió vùng trán, lông mày, thái dương và xoa bóp vùng da đầu, gáy. Hoặc ngâm tay trong nước ấm nóng, uống trà gừng hoặc nước đường sẽ giảm đau đầu do trời lạnh. Bên cạnh đó dùng khăn bông nhỏ nhúng dấm trắng rồi vắt nhẹ, đắp lên trán, thư giãn 15 phút. Có thể đốt nến có tinh dầu bạc hà, oải hương trong phòng cũng giúp giảm bớt cơn đau đầu.
Nếu mới chớm đau đầu, người dân có thể tự “cắt” cơn cho mình bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ bấm 2 huyệt ở hai đầu trong của hai lông mày, rồi di theo cung lông mày đến 2 huyệt thái dương. Hoặc ấn huyệt bách hội ở đỉnh đầu, sau đó khum hai bàn tay chải tóc sát da đầu xuôi xuống mỗi lần 5-10 phút. Ngoài ra có thể ấn huyệt thái dương, ấn đường, phong trì và bách hội… để nhanh giảm cơn đau đầu.
Để phòng tránh đau đầu do thay đổi thời tiết mỗi khi chuyển mùa, người dân cần tăng cường thể lực bằng tập thể dục. Điều này giúp chống chọi với thời tiết, giải tỏa được stress và đẩy lùi cơn đau đầu tái phát.
Những ngày thay đổi thời tiết, nhất là khi trời trở lạnh cần mặc đủ ấm, giữ ấm chân và tai. Nếu không sẽ đi tiểu nhiều sinh mất nhiệt dẫn đến đau đầu. Không nên sợ vướng víu, xấu mà lười đội mũ, quàng khăn. Bởi khăn và mũ giúp che phần trán, đỉnh đầu, hai bên tai và cổ sẽ tránh được bị đau đầu.
Ăn uống nên dùng thực phẩm khi còn nóng. Hạn chế ăn các loài sống dưới bùn, nước như lươn, trạch, nghêu, sò, ốc, hến. Tăng cường vào thực đơn những thực phẩm giàu vitamin bằng rau củ, hoa quả (chuối, nước chanh, cam…). Hoặc các loại thuốc bổ vitamin B1, B2, B6, B12. Điều này giúp bồi bổ cơ thể thoát khỏi trạng thái mệt mỏi, đau đầu, kém tập trung.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhằm điều hòa cơ thể hiệu quả (khoảng 1/2 – 1 cốc nước 230 -250 ml mỗi giờ, không nên uống đồ quá lạnh khi chuyển mùa.
Ngoài ra cần tránh đi lại ở những chỗ đông người, nơi ồn ào, không khí ngột ngạt… dễ dẫn đến bị tụt huyết áp và hay gây ra những cơn đau đầu.
Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc căng thẳng để không tạo cơ hội cho cơn đau đầu xuất hiện.
Mỗi người cần cần cẩn thận với bệnh đau đầu khi thời tiết thay đổi để tránh các hậu quả không mong muốn. Caychi.vn xin chúc quý bệnh nhân sức khỏe dồi dào.