-
- Newsletter
Đau thần kinh tọa là một trong những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh. So với nữ giới, nam giới chiếm tỉ lệ mắc bệnh cao hơn, thường ở lứa tuổi từ 30-50. Vậy đâu là nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đau thần kinh tọa là hội chứng đau dọc theo đường đi của dây thần kinh hông. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể và gây đau đớn nghiêm trọng cho người bệnh. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân. Đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân.
Đau thần kinh tọa thường gặp trong độ tuổi từ 30 đến 50. Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị đau do tử cung phát triển chèn ép lên các dây thần kinh hông. Các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa bao gồm thoát vị đĩa đệm và viêm khớp.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều bệnh dẫn đến đau thần kinh tọa. Bao gồm hai nhóm: các bệnh toàn thân và những tổn thương tại chỗ. Các bệnh toàn thân gây đau thần kinh tọa thường gặp là: cúm, thấp tim, thương hàn, sốt rét, giang mai giai đoạn III, lậu…
Nhóm bệnh tại chỗ dẫn đến đau thần kinh tọa gồm: thoát vị đĩa đệm. Thường gặp ở người trẻ, đang độ tuổi lao động, bị thoát vị đĩa đệm cấp tính sau các động tác gắng sức mạnh, không đúng tư thế của cột sống như cúi xuống nâng vật nặng sai tư thế, cử động đột ngột của thân. Hoặc do chèn ép dây thần kinh, gây ra bởi thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp. Những rối loạn gây đau dây thần kinh tọa gồm trật đốt sống thắt lưng, mang thai, khối u. Cũng có những bệnh hoặc lý do không liên quan tới cột sống. Đó là tiểu đường, táo bón, cũng gây đau dây thần kinh tọa.
Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm. Các đĩa đệm cột sống thoái hóa dần theo thời gian và dễ bị tổn thương. Khi đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ chèn vào rễ thần kinh hông. Khoảng 1 trong 50 người sẽ bị thoát vị đĩa đệm tại một thời điểm nào đó trong đời và 1/4 trong số đó sẽ có triệu chứng kéo dài hơn 6 tuần.
Sự hao mòn tự nhiên của các đốt sống có thể thu hẹp ống tủy sống. Tình trạng hẹp ống sống này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh hông. Hẹp ống sống thường gặp ở người trên 60 tuổi.
Ở một số trường hợp, đau thần kinh tọa có thể do khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo cột sống, thậm chí là dây thần kinh. Khi khối u phát triển, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống.
Một số nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa bao gồm viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Nói chung, bất kỳ nguyên nhân nào gây chèn ép dây thần kinh hông đều có thể gây ra triệu chứng đau. Trong một số trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể.
Một nguyên nhân khá phổ biến nữa là hội chứng đau cơ piriformis, còn gọi là đau cơ hình lê hay cơ tháp chậu hông, là một cơ trong cơ mông. Cơ này nằm ở phần dưới cột sống, nối với xương đùi và hỗ trợ cho khớp háng vận động. Dây thần kinh tọa chạy dưới cơ hình lê vốn dễ bị tổn thương bởi các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng, hoặc do mất cân bằng độ dài hai chân; và vì vậy dẫn tới co thắt vùng cơ này.
Đau thần kinh tọa ảnh thường rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bởi những triệu chứng sau đây:
Thường đau liên tục, có khi có cơn bộc phát, nhưng cũng có thể giảm hay hết đau khi nằm… Mức độ đau rất thay đổi từ đau âm ỉ cho tới đau dữ dội không chịu được, đau tăng lên khi ho, hắt hơi, có khi chỉ thấy dị cảm mà không thấy đau.
Ấn đau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2cm ngang vùng thắt lưng. Đau khi ấn dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix 2cm từ giữa cột sống ra ngang đốt sống L5, S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi, hõm khoeo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hõm mắt cá ngoài. Ðau do căng dây thần kinh, dấu hiệu Lasègue: bệnh nhân nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên một lên cao, nếu chưa tới70° mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân là dương tính…
Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.Trường hợp đau nhẹ người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dậm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Đa số đau thần kinh tọa một bên, người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương mà người bệnh có thể không nhắc được
gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.Sau một thời gian, người bệnh có biểu hiện teo cơ đùi, mông và chân bên, thường xảy ra những cơn đau.Chân của người bệnh bị tê bì mất cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện…
Đau thần kinh tọa là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, chúng ta cần biết rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa để có những phương pháp chữa trị kịp thời. Caychi.vn chúc quý bệnh nhân sức khỏe dồi dào.