Bệnh vôi hóa cột sống và cách điều trị

Ở Việt Nam bệnh về xương khớp luôn đứng hàng đầu trong những căn bệnh phổ biến và gây nguy hiểm cho nhiều người. Bệnh vôi hóa cột sống là chứng bệnh hành hạ nhiều người, đặc biệt là từ tuổi trung niên trở đi. Đây là một trong những bệnh xương khớp thường gặp và người bệnh thoái hóa đốt sống lưng thường lại biết rất ít thông tin về bệnh này. Vậy bệnh vôi hóa cột sống và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng Caychi.vn tìm hiểu nhé!

 

 

Bệnh vôi hóa cột sống là gì?

 

 

Bệnh vôi hóa cột sống
            Bệnh vôi hóa cột sống

 

 

Bệnh vôi hóa cột sống là một bệnh thuộc nhóm bệnh thoái hóa cột sống. Đây là tình trạng lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống hay các mấu gai.  Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi khi cột sống bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ song phụ nữ ở thời kỹ mãn kinh cũng hay mắc bệnh.

 

Đa số người trên 40 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ bị đau lưng. Chỉ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác. Tuy nhiên, 42%  trường hợp gai này có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi. Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương.

 

Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian. Có thể kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do viêm nhiễm trùng, viêm do các yếu tố khác như bệnh tự miễn hay viêm do các cơ và dây chằng vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay do tư thế bệnh.

 

Triệu chứng và cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống

 

Triệu chứng

 

 – Đa số bệnh vôi hóa cột sống khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh. Bao gồm dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân thấy đau. Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.

 

 – Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng.

 

 – Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động.

 

 –  Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

 

 – Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp. Cần phân biệt giữa vôi cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.

 

Cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống

 

Phương pháp nội khoa

 

Điều trị bệnh vôi háo cột sống.jpgvv
Điều trị bệnh vôi hóa cột sống bằng phương pháp nội khoa

 

 

Uống thuốc và phối hợp với các chuyên khoa luôn là phương pháp được chọn lựa đầu tiên. Tuy nhiên để có một phương pháp điều trị chính xác thì phải có chẩn đoán chính xác.

 

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động. Khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống. Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.

 

Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.

 

Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.

 

Dùng thuốc

 

Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ.

 

Phẫu thuật

 

Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác.Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại. Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật.

 

Châm cứu

 

Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

 

Nếu không điều trị kịp thời có thể gặp các biến chứng gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.

 

Hy vọng bài viết sẽ cũng cấp đầy đủ  thông tin về bệnh vôi hóa cột sống. Từ đó giúp mọi người bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người thân trong gia đình. Caychi.vn chúc quý bệnh nhân sức khỏe dồi dào.

 

Lưu ý: Tác dụng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người