-
- Newsletter
Dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt – là một dây thần kinh hỗn hợp có đầy đủ các chức năng của một dây thần kinh ngoại vi như vận động, cảm giác, thực vật, dinh dưỡng và phản xạ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của không khí lạnh hoặc một số bệnh lý đang mắc phải mà dây thần kinh này có thể bị liệt và gây ra các triệu chứng như mất vị giác, đau tai, khó ăn uống hay nói chuyện, mắt không nhắm lại được.
Liệt dây thần kinh số 7 do một số nguyên nhân gây nên như sau:
– Do dây thần kinh bị nhiễm lạnh đột ngột: Đoạn dây thần kinh số 7 nằm trong ống xương đá, vốn dĩ đã bị lạnh (do không có cơ che phủ dây thần kinh), do đó khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài khiến cho nó càng nhanh bị nhiễm lạnh thêm. Khi bị nhiễm lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại, dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù lên, bị chèn ép và dẫn đến liệt.
– Do nhiễm virus: Thời tiết lạnh khiến virus ở vùng tai – mũi – họng hoạt động mạnh. Nhất là virus cảm cúm ảnh hưởng đến dẫn truyền của dây thần kinh số 7, dễ dẫn đến bị sưng phù và bị liệt.
– Do bị Zona hạch gối: Khi bị Zona hạch gối dẫn đến tổn thương Zona dạng mụn nước vùng tai, gây liệt mặt ngoại vi, giảm cảm giác cơ mặt, mất vị giác 2/3 trước lưỡi, tê lưỡi, ù tai, nghe kém…
– Do bị chấn thương, phẫu thuật vùng tai, viêm tai, khối u trong xương đá, u tuyến mang tai, vùng hàm mặt rất dễ dẫn đến bị liệt dây thần kinh số 7, gây khô mắt, mắt nhắm không kín hoặc chảy nước mắt, ù tai nghe vang đau nhức đầu, giảm tiết nước bọt hoặc chảy nước dãi.
– Do bị các bệnh ở nền sọ, vòm họng như: U vòm họng, U dây thần kinh số 7. Tụ máu nền sọ, dẫn đến liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt.
– Do mắc các bệnh lý về mạch máu: Mạch nuôi dây thần kinh bị co thắt gây ra các hiện tượng thiếu máu cục bộ, gây ra hiện tượng phù nề. Hiện tượng này tiến triển nghiêm trọng đặc biệt vào mùa lạnh, nhiều gió hoặc ban đêm. Chúng làm tổn thương dây thần kinh số 7 dẫn đến các triệu chứng như: viêm quanh động mạch, đái tháo đường…
Liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý người bệnh, gây khó khăn trong sinh hoạt và việc điều trị, mất một khoảng thời gian nhất định và bệnh cũng có thể tái phát. Do đó, chúng ta phải biết cách phòng bệnh bằng cách kiểm soát tốt và điều trị các nguyên nhân gây bệnh. Chú ý dấu hiệu nhận biết sớm khi bị bệnh có biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi. Dây thần kinh số 7 còn gọi là thần kinh mặt là một dây thần kinh hỗn hợp có nhiều chức năng về vận động, cảm giác, vị giác ở vùng mặt. Do đó, khi bị tổn thương và bị liệt, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:
– Nghe lớn âm thanh một bên tai, cảm giác như bị ù tai
– Thay đổi số lượng nước bọt ở miệng, tiết nước bọt và chảy nước dãi nhiều
– Mất vị giác, tê đầu lưỡi
– Đau vùng sau tai hay trước tai
– Khó nói, khó ăn uống, khó nuốt, ăn uống thường rơi vãi
– Nhân trung lệch sang bên liệt, mắt bị kéo xếch ngược
– Mắt nhắm không kín ngay cả khi ngủ, chảy nước mắt nhiều
– Yếu và tê cứng một bên khuôn mặt, đặc biệt là góc của miệng, miệng không chúm môi lại được, nói không tròn vành rõ tiếng
– Mặt không biểu lộ được các trạng thái cảm xúc
– Khi bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ ảnh hưởng đến bài tiết tuyến lệ, gây chảy nước mắt nhiều và liên tục, tuyến nhầy niêm mạc mũi, miệng, hầu và các tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi,gây mất cảm giác vị giác, tê trước đầu lưỡi, chảy nước dãi và tiết nước bọt nhiều hơn bình thường.
Khi phát hiện bị liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt, chúng ta cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị bệnh kịp thời hiệu quả.
Nguyên tắc điều trị liệt 7 là phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền để khả năng điều trị phục hồi nhanh hơn và đạt hiệu quả hơn. Các loại thuốc tây y được dùng trong điều trị nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7 đó là kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giãn mạch, ức chế virus gây bệnh, các nhóm vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B như B1, B12…). Sau đó, kết hợp điều trị bằng đông y như: châm cứu, xoa bóp, tập vật lý trị… liệu giúp phục hồi các cơ mặt bị liệt và phục hồi chức năng dây thần kinh tốt hơn.
Chia sẻ của bệnh nhân sau khi điều trị méo miệng bằng phương pháp cấy chỉ