NGUYÊN NHÂN MẮC HEN PHẾ QUẢN ÍT AI BIẾT

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình mỗi năm có 300 triệu người mắc hen phế quản. Tại Việt Nam từ năm 1961 đến nay tỷ lệ người mắc bệnh tăng lên gấp 3 lần. Vậy đâu là nguyên nhân mắc hen phế quản? Hãy cùng Caychi.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Tổng quan về bệnh hen phế quản

 

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mãn tính. Viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái diễn. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích phế quản của người bệnh vốn nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội. Tùy vào mức độ kích thích và cơ địa của mỗi người mà hen phế quản biểu hiện ở những mức độ khác nhau. 

 

Bệnh hen phế quản không thể chữa khỏi nhưng có thể đẩy nhanh triệu chứng thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài ra đây cũng không phải là một căn bệnh truyền nhiễm, không do virus gây ra, không lây từ người này sang người khác. Đối tượng dễ mắc bệnh là những người dị ứng cơ địa hay tiền sử gia đình có mắc bệnh. 

 

Người bị hen phế quản thường có triệu chứng khó thở, phải ngồi dậy để thở. Cơn hen thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm sau khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích. Có thể nghe thấy tiếng thở rít hay khò khè ở người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể ho, khạc đờm kèm theo. Đôi khi còn thấy hình ảnh lồng ngực biến dạng.

Hình ảnh phân biệt phế quản bình thường và phế quản bị tổn thương do hen phế quản

 

Nguyên nhân mắc hen phế quản

 

Hen phế quản được hình thành nên bởi rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân mắc hen phế quản thường gặp nhất.

 

 

  • Yếu tố cơ địa

 

 

Di truyền là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản. Nguyên nhân này gặp ở 30 – 75% các bệnh nhân bị hen phế quản. Có nhiều gen liên quan đến bệnh sinh của hen phế quản và khác nhau theo nhóm chủng tộc. Gen kiểm soát đáp ứng miễn dịch trong hen phế quản là HLA-DRB1-15. Gen liên quan đến sản xuất các cytokin viêm, IgE và tăng đáp ứng phế quản ở  NTS 5q.

 

Nguyên nhân thứ hai của yếu tố cơ địa chính là cơ địa dị ứng. Đây là yếu tố cơ bản nhân gây nên tình trạng hen phế quản. Có khoảng 50% bệnh nhân mắc bệnh có cơ địa dị ứng. Bên cạnh đó các yếu tố đặc trưng của giới tính cũng có thể trở thành nguyên nhân của bệnh hen suyễn. So với giới tính nữ thì giới tính nam có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trong giai đoạn trẻ em, còn khi trưởng thành tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam. Và đặc biệt béo phì cũng là nguyên nhân gây nên bệnh hen phế quản.

Tỷ lệ trẻ em nam mắc hen phế quản cao hơn trẻ em nữ

 

 

  • Yếu tố môi trường

 

 

Các tác nhân dị ứng là nguyên nhân thường gặp nhất. Đó là các dị nguyên đường hô hấp như bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật,… Hoặc cũng có thể là chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn,… Ngoài ra còn có các dị nguyên về thực phẩm như tôm, cua, cá, sữa,… Việc dị ứng thức ăn có thể gây nên tình trạng hen phế quản ở người bệnh.

 

Khói thuốc lá, trong khói thuốc lá  có Polycylic hydrocarbon, Cacbon monoxide, carbon dioxid, nitric oxid. Hút thuốc chủ động và thụ động làm tăng nguy cơ hen phế quản ở người tiếp xúc với tác nhân nhạy cảm  nghề nghiệp.

 

Trong một số trường hợp tình trạng kinh tế xã hội thấp, gia đình đông người, chế độ ăn kiêng và dùng thuốc không hợp lý có thể hình thành nên bệnh hen suyễn. Mặt khác khi không khí, môi trường ô nhiễm sẽ tác động trực tiếp lên hệ hô hấp của con người. Cũng từ đây gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp và hen phế quản hình thành. 

Dị ứng phấn hoa, lông động vật là những nguyên nhân mắc hen phế quản

 

 

  • Các yếu tố khác

 

 

Ngoài những yếu tố như cơ địa, môi trường thì còn có những nguyên nhân khác gây nên bệnh hen phế quản. Việc để cho tâm lý, căng thẳng, lo âu hay sang chấn tâm lý cũng khiến cho hen suyễn khởi phát.  Bên cạnh đó các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen. Ngoài ra, hen phế quản còn được hình thành khi con người lao động quá sức.

 

Kết luận

 

Bệnh hen phế quản có thể khởi phát từ nhỏ và tự ổn định ở tuổi trưởng thành sau đó  thường tái phát ở tuổi > 40. Bệnh tiến triển theo từng đợt và có thể kèm theo các biến chứng, trong một số trường hợp có thể gây tàn phế và tử vong. Các biến chứng thường gặp nhất là tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phổi, suy hô hấp mạn tính, biến dạng lồng ngực,…

 

Việc tìm hiểu đúng và đủ các nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết ở mỗi người. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn chính xác hơn về bệnh hen phế quản.Từ đó có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị. Tìm kiếm một phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn. Một gợi ý cho bạn về phương pháp điều trị chính là phương pháp cấy chỉ. Một cải tiến mới của y học và mang lại những hiệu quả hết sức vượt trội.