Cẩn thận bệnh đau khớp gối ở trẻ em

Nhiều bậc phụ huynh vẫn nghĩ bệnh đau khớp gối chỉ xảy ra với những người trưởng thành, người cao tuổi. Tuy nhiên đó là nhưng suy nghĩ đó đã sai lệch bởi bệnh khớp gối còn có thể xuất hiện ở trẻ em. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ. Vì vậy cần cẩn thận bệnh đau khớp gối ở trẻ em. Trong bài viết hôm nay Caychi.vn xin cung cấp những thông tin về bệnh khớp gối ở trẻ em để quý bệnh có thể chủ động hơn.

 

 

Nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em

 

 

Cẩn thận với bệnh đau khớp gối ở trẻ em
Trẻ em đau khớp gối do bị chấn thương va chạm

 

 

Ở người già, đau khớp gối là do tuổi cao đi kèm quá trình lão hóa tự nhiên của hệ xương khớp. Còn ở trẻ em đau khớp gối do những nguyên nhân sau đây:

 

– Chấn thương, va chạm: Trẻ đang ở độ tuổi phát triển nên xương mới hình thành từ sụn nằm  ở đầu xương. Do sụn lúc này vẫn còn yếu và không được chắc khỏe nên nếu đầu gối dễ bị va đập. Vì vậy lực tác động từ bên ngoài rất dễ bị chấn thương, bong gân, trật khớp, giãn dây chằng.

 

–  Vận động quá mức: Trẻ  thường xuyên chạy nhảy hay chơi các môn thể thao như bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ. Điều này sẽ khiến đùi bị co kéo và tạo áp lực lên xương bánh chè. Lúc đó, khớp gối có thể bị tổn thương và gây đau nhức.

 

–  Phát triển không đồng đều: Với 1 số trẻ xương khớp phát triển khá chậm trong khi các cơ bắp lại phát triển nhanh hơn. Đây là nguyên nhân gây mất cân bằng, không có sự đồng đều dẫn đến đau khớp.

 

 

Xương khớp phát triển khá chậm trong khi các cơ bắp lại phát triển nhanh hơn không có sự đồng đều dẫn đến đau khớp
Xương khớp phát triển khá chậm trong khi các cơ bắp lại phát triển nhanh hơn không có sự đồng đều dẫn đến đau khớp

 

 

Do một số bệnh lý nguy hiểm: Một số căn bệnh như viêm khớp nhiễm khuẩn, u lao, u xương. Hay là bệnh khớp mãn tính do một số rối loạn miễn dịch, bệnh bạch cầu cấp… cũng thường gây ra những cơn đau khớp kéo dài và dữ dội ở trẻ mà cha mẹ cần hết sức chú ý.

 

Làm gì khi trẻ bị đau khớp gối

 

Nếu trẻ bị đau khớp gối, cha mẹ nên giảm đau và sưng viêm cho trẻ bằng cách

 

– Nghỉ ngơi, hạn chế quỳ gối, chạy, nhảy, vận động khớp gối quá mức.

 

– Chườm đá lạnh lên vùng khớp bị tổn thương để giảm sưng đau.

 

– Chăm sóc vùng chung quanh gối như tập gấp duỗi cơ tứ đầu đùi.

 

– Khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao thì băng một miếng đệm trên vùng đau đầu gối để bảo vệ khớp gối.

 

– Giảm sức ép hay lực tác động mạnh lên khớp gối bằng cách đeo đai bảo vệ gân xương bánh chè. Điều này giúp làm giảm co kéo lên vùng gân bám dính với xương chày.

 

Trong trường hợp trẻ bị đau nhiều

 

 

Cho trẻ nghỉ ngơi tránh thực hiện các động tác mạnh ảnh hưởng đến khớp gối
Cho trẻ nghỉ ngơi tránh thực hiện các động tác mạnh ảnh hưởng đến khớp gối

 

 

– Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh thực hiện các động tác ảnh hưởng đến khớp gối.

 

– Tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid.

 

– Cho trẻ sử dụng nạng từ 2-3 tháng, đến khi khớp gối hết đau hẳn hoặc cố định khớp gối trong khung nhựa 6-8 tuần trong trường hơp đau nặng kéo dài.

 

– Cho trẻ tập các bài tập thư giãn cơ tứ đầu đùi, gân khoeo và cơ bắp chân. Nó sẽ giúp làm giảm sưng đau ở vùng củ lồi xương chày. Trước khi tập luyện, cần đảm bảo khởi động tốt và thư giãn cơ vùng đầu gối sau khi kết thúc quá trình tập luyện.

 

 

Để phòng bệnh đau khớp gối ở trẻ, các vị phụ huynh cần chú ý một số điều sau đây

 

– Bổ sung canxi, vitamin D, vitamin và khoáng chất cần thiết có lợi cho xương khớp cho trẻ.

 

–  Cho trẻ ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế cho trẻ vận động nặng hay tập luyện quá sức.

 

– Cho trẻ chơi các môn thể thao có lợi cho sức khỏe và sự phát triển thể chất.

 

Phụ huynh cần cẩn thận với bệnh đau khớp gối ở trẻ em. Bởi nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của trẻ.