-
- Newsletter
Bệnh xương khớp gây đau đớn, vận động khó khăn. Tình trạng bệnh tăng nặng trong ngày thời tiết thay đổi. Theo các chuyên gia về xương khớp thì luyện tập cơ thể thường xuyên có thể cải thiện tình trạng đó. Caychi.vn sẽ chia sẻ 5 lời khuyên về chế độ luyện tập tốt cho người bệnh xương khớp.
Bệnh xương khớp có triệu chứng là đau ở vị trí đầu khớp xương. Tình trạng tăng nặng của bệnh từ sưng đau tới khô cứng, dính khớp, các khớp xương không vận động. Bệnh nhân mất khả năng cử động, mọi sinh hoạt cá nhân phải được hỗ trợ bởi người khác. Cuộc sống người bệnh trở lên bế tắc và thành gánh nặng của gia đình, xã hội.
Nguyên nhân bệnh là kém vận động do môi trường làm việc, thừa cân, nhiễm lạnh ẩm từ thời tiết. Từ đó hệ thống xương khớp tổn thương, viêm nhiễm, thoái hóa, xô lệch vị trí của phần đĩa đệm. Bệnh tăng nặng khi thời tiết thay đổi cực đoan như mưa gió, quá lạnh. Điều này khiến máu lưu thông kém dẫn đến tình trạng bị ứ trệ. Ngoài ra còn làm gia tăng áp lực lên vùng đầu khớp, các rễ thần kinh quanh khu vực đĩa đệm thoát vị.
Theo chuyên gia xương khớp là thạc sĩ bác sĩ Ngô Quang Hùng – Giám đốc Viện Cấy Chỉ Hải Thượng Lãn Ông chia sẻ. Người bệnh xương khớp có thể cải thiện tình trạng đau nhức và khó vận động bằng cách luyện tập. Các bài vận động phù hợp giúp tăng cường lưu thông máu làm giảm ứ trệ. Bên cạnh đó còn làm giảm áp lực lên vùng xương khớp bị bệnh.
Theo y học cổ truyền tăng cường lưu thông khí huyết giúp khu phong trừ thấp, đẩy ngoại tà ra khỏi cơ thể. Khi khí huyết thông thuận, vệ khí gia tăng giúp bảo vệ người bệnh khỏi bị ngoại tà xâm nhập. Các vận động này cũng thúc đẩy quá trình tăng tiết dịch khớp, làm quá trình vận động sau đó của bệnh nhân dễ chịu hơn.
Một bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, tăng tiết dịch tự nhiên. Do vậy luyện tập rất cần thiết trong đời sống của người bị xương khớp. Sau đây là 5 lời khuyên để xây dựng chế độ luyện tập tốt nhất cho bệnh xương khớp.
Luyện tập thường xuyên cố định thời gian mỗi ngày giúp cơ thể người bệnh vận động đều đặn. Từ đây quá trình lưu thông máu, tăng tiết dịch khớp của bệnh nhân được gia tăng từ từ. Kết quả nhận được sau một thời gian thực hiện là người bệnh cải thiện dần sự vận động chi khớp, giảm đau.
Bệnh nhân vốn có hệ xương khớp bị tổn thương và cơ thể suy yếu. Do đó người bệnh cần thận trọng với việc vận động mạnh, không nên vận động quá sức trong thời gian dài. Các bài luyện tập của người bị xương khớp nên có cường độ nhẹ hơn người bình thường.
Môi trường bên ngoài có tác động mạnh đến tình trạng bệnh xương khớp. Nên người bệnh cần tập luyện trong môi trường khô ráo, không khí lưu thông vừa phải. Sẽ rất tốt nếu cơ thể có thể tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Bệnh nhân cần tránh luyện tập ở không gian và thời gian có khí hậu bất ổn. Khi đó cơ thể trong khi đang vận động có thể nhiễm lạnh ẩm. Trong y học cổ truyền là hàn thấp, phong thấp đều gây bất lợi thêm cho xương khớp.
Có nhiều hình thức luyện tập khác nhau để lựa chọn. Ví như đi bộ, yoga, khiêu vũ thể thao, thái cực quyền dưỡng sinh,… Các hình thức đều có cơ chế vận động toàn thân. Tuy nhiên có một số động tác chú trọng riêng vào từng phần cơ thể. Như khiêu vũ thể thao, đi bộ tác động nhiều đến hai chân. Thái cực dưỡng sinh có nhiều động tác tay giúp tác động đến toàn bộ vùng cổ, vai, tay,… Tùy vị trí muốn nhận được tác động nhiều của việc luyện tập để chọn bài tập thích hợp. Hoặc có thể chọn theo sở thích sẽ tạo hứng thú trong lúc luyện tập.
Người bệnh có thể kết hợp nhiều bài tập với nhau theo lịch cụ thể để bớt cảm giác nhàm chán khi luyện tập thường xuyên. Việc này cũng giúp bổ sung cơ chế tác động lên các vị trí thân thể khác nhau của từng hình thức tập luyện. Bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe, tình trạng xương khớp tốt nhất.
Bác sĩ Ngô Quang Hùng chia sẻ tuy luyện tập là rất tốt và không thể thiếu đối với bệnh nhân xương khớp. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ mang tính nhất thời. Về lâu dài người bệnh cần tìm đến các biện pháp y học chuyên khoa để trị dứt điểm bệnh. Trước đây mọi người chỉ có lựa chọn Tây Y để giảm đau nhanh nhất. Điều này dẫn đến nhiều bệnh kèm theo như suy thận, suy tim, suy gan, thủng dạ dày,… Trường hợp nặng, bệnh nhân phải phẫu thuật kéo theo rủi ro và biến chứng hậu phẫu tồi tệ.
Hiện nay y học có hướng đi mới trong điều trị bệnh xương khớp là cấy chỉ Catgut. Đây là phương pháp dựa trên nền tảng châm cứu truyền thống có cải tiến với cây kim châm chuyên dụng luồn sợi chỉ Catgut đưa vào huyệt đạo. Đây là chỉ tự tiêu dùng trong ngoại khoa. Với quá trình tự tiêu trong 15 -20, chỉ Catgut tạo kích thích lên huyệt vị, các xung kích thích qua đường kinh vào tạng thận, can, phế chủ xương, khớp, dịch khớp. Tác động này trị được tận gốc các bệnh xương khớp.
Trong quá trình tự tiêu, chỉ Catgut tạo phản ứng sinh hóa thúc đẩy sản xuất kháng nguyên ức chế virus. Đồng thời tăng cường lưu thông máu giảm áp lực lên xương khớp, rễ thần kinh quanh phần thoát vị. Vùng xương khớp được cấy chỉ sẽ được tái tạo và nuôi dưỡng tốt hơn. Do vậy cấy chỉ Catgut trị bệnh xương khớp mang lại hiệu quả cao mà không cần dùng thuốc tây y, không cần phẫu thuật.
Bệnh xương khớp được cải thiện phần nào nếu bệnh nhân có chế độ luyện tập phù hợp. Để trị tận gốc bệnh hiện nay đã có phương pháp cấy chỉ Catgut mang lại hiệu quả cao không cần phẫu thuật. Tại Việt Nam, đơn vị dẫn đầu nghiên cứu và ứng dụng thành công cấy chỉ Catgut chữa xương khớp. Đó là Viện Cấy Chỉ Hải Thượng Lãn Ông do Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Quang Hùng thành lập. Nếu có bất kỳ băn khoăn về bệnh lý xương khớp, xin liên hệ với số hotline 0902191844 hoặc truy cập caychi.vn để nhận được sự tư vấn chuyên sâu.
Xem thêm: