-
- Newsletter
Đau thần kinh tọa là một trong những căn bệnh gặp ngày càng nhiều trong nhóm bệnh lý thần kinh cơ – xương – khớp. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30. Triệu chứng của bệnh đau nhức và kèm theo cảm giác tê bì như kim châm, đi lại vận động khó khăn. Vì vậy cần nắm rõ cách phòng ngừa và chữa trị bệnh đau thần kinh tọa để có một sức khỏe tốt nhất.
Trước khi để căn bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần có những thói quen và cách phòng ngừa bệnh khoa học. Điều này giúp giảm nguy cơ bệnh gây ra những cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Có những cách phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa như:
– Duy trì trọng lượng cơ thể thích hợp, tránh tình trạng thừa cân béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng cao sẽ khiến cho xương phải chịu một lực lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc tốc độ thoái hóa của xương và khớp xương sẽ tăng lên. Đặc biệt với những người ở tuổi trung niên hoặc những người cao tuổi thì càng cần phải kiểm soát cân nặng. Bởi khi có tuổi thì hệ thống xương thường giòn hơn và dễ bị thoái hóa hơn.
– Không nên để mình rơi vào tình trạng căng thẳng thường xuyên. Hãy học cách thư giãn tinh thần. Nếu thường xuyên bị căng thẳng sẽ khiến cho thần kinh bị quá tải. Đây là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.
– Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn đa dạng các loại thức ăn. Ăn nhiều các loại rau có lá màu xanh đậm, tăng cường chất xơ từ các loại rau và hoa quả. Giảm bớt chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn.
– Tránh các động tác, tư thế ngồi không có lợi cho hệ xương. Ví dụ như khi ngồi mà đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể xuống mông. Hoặc là ngồi vắt chân nọ lên chân kia sẽ ảnh hưởng tới vùng xương ở lưng và chân, dễ khiến bị đau thần kinh tọa.
– Chọn một chỗ ngồi với sự hỗ trợ tốt trở lại thấp hơn, dựa cánh tay và một cơ sở xoay. Xem xét việc đặt một cái gối hoặc khăn cán nhỏ trở lại của bạn để duy trì đường cong bình thường của nó. Giữ đầu gối của bạn và mức độ hông. Khi làm việc trước máy tính, điều chỉnh ghế của bạn để chân của bạn bằng phẳng trên sàn nhà và cánh tay còn lại của bạn trên bàn của bạn hoặc cánh tay của ghế, với khuỷu tay cong một góc bên phải. Nghỉ giải lao thường xuyên, thậm chí nếu nó chỉ là đi bộ xung quanh văn phòng của bạn.
– Khi bạn phải di chuyển những vật nặng như: kéo, mang, vác, cầm thì nên chú ý phân phối trọng lượng đồng đều cả hai mặt của cơ thể, điều đó sẽ giảm sức nặng quá mức đè lên một vị trí xương.
Nếu bạn có thể thực hiện và làm theo những quy tắc trên thì bạn đã hạn chế được một cách tốt nhất những nguy cơ của bệnh đau thần kinh tọa.
Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần được phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Có thể kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, vật lý trị liệu. Áp dụng chế độ dùng thuốc và không dùng thuốc. Các bài tập thể dục sẽ đem lại hiệu quả điều trị rất tốt cho người bệnh. Bên cạnh các phương pháp điều trị của Tây y phương pháp điều trị của y học cổ truyền bằng cấy chỉ đem lại hiệu quả cao.
Thuốc tây y thường là sự lựa chọn đầu tiên của người bệnh bởi sự tiện dụng và chấm dứt cơn đau nhanh. Tuy nhiênthuốc tây y lại mang lại những tác dụng phụ không mong muốn. Các thành phần kháng sinh, giảm đau trong thuốc sẽ gây nên những tác dụng phụ, kéo theo nguy hiểm. Do đó , trước khi sử dụng thuốc tây y người bệnh cần có những biện pháp xử lí kịp thời, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng các huyệt tại chỗ vùng thắt lưng , mông, đùi, cẳng chân, gót chân phối hợp với các huyệt toàn thân giúp bổ can thận, hành khí hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Một số huyệt thường dùng như: Đại trường du, Thận du, Thứ liêu, Hoàn khiêu, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn,…
Sử dụng các động tác như: xoa xát, day, lăn, miết, bóp,… Tác động trên da cơ vùng thắt lưng, mông đùi, cẳng chân, bàn châ. Điều này có tác dụng làm giãn cơ, giảm chèn ép, giảm đau nhức, giảm cảm giác tê bì.
Cấy chỉ thường gọi là chôn chỉ, vùi chỉ, xuyên chỉ, thắt buộc chỉ. Đây là phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào huyệt của hệ kinh lạc. Từ đó duy trì sự kích thích lâu dài qua đó tạo nên tác dụng điều trị như châm cứu. Cấy chỉ là một phương pháp châm cứu đặc biệt. Nó còn là một bước tiến của châm cứu kết hợp với y học hiện đại. Phương pháp này được áp dụng từ những năm sáu mươi của thế kỷ này.
TS.BS Ngô Quang Hùng ,trưởng khoa Châm cứu của Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, phòng khám Hải Thượng Lãn Ông (KĐT Đô Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) là người đã có công trong việc nghiên cứu và áp dụng thành công phương pháp cấy chỉ vào Việt Nam, đặc biệt là về các bệnh đau thần kinh tọa và xương khớp.
Cấy chỉ kế thừa 5 tác dụng ưu việt của châm cứu như: điều hòa cơ thể theo trạng thái cân bằng âm dương, tăng cường miễn dịch (tăng sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật), tác dụng với tâm lý, tác dụng giảm đau, tác dụng an thần, kích thích hồi phục vận động, từ đó cấy chỉ rất hiệu quả chữa các chứng bệnh như: đau lưng, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, chứng đau do viêm thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, liệt nửa người, liệt nửa mặt, liệt chi trên, chi dưới, di chứng của tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.… hay chữa đau đầu, mất ngủ, stress, lo lắng, căng thẳng,…
Sau khi điều trị khỏi bằng cấy chỉ, bệnh nhân luôn được Ths. Bs Ngô Quang Hùng tư vấn cách phòng bệnh sau trị liệu như hướng dẫn tập thể dục, thay đổi các hoạt động thường ngày, thay đổi thái độ để để điều trị và ngăn ngừa các cơn đau mãn tính tùy vào thể trạng và bệnh lý của mỗi người.
Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết cách chữa trị về bệnh đau thần kinh tọa ở đâu. Hãy đến với viện cấy chỉ Hải Thượng Lãn Ông để được tư vấn. Để có những cách điều trị an toàn và nhanh chóng bình phục nhất.