-
- Newsletter
Bệnh viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là phong thấp, thấp khớp. Bệnh này thường có chiều hướng tăng nặng vào mùa đông. Người bệnh cảm thấy đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong lao động và sinh hoạt thường ngày hơn hẳn khi trời ấm áp hay mát mẻ. Trong bài viết này caychi.vn sẽ chia sẻ về 10 lời khuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp trong mùa đông.
Viêm khớp dạng thấp – thấp khớp theo y học cổ truyền là do người bệnh nhiễm ngoại tà. Những ngoại tà gây ra bệnh thấp khớp là phong, nhiệt, hàn, thấp. Những tác nhân này khu trú ở khớp xương làm khí huyết ứ trệ, kinh mạch ách tắc. Do đó người bệnh có khớp xương sưng đau, căng cứng, cử động khó.
Những yếu tố mưa gió, lạnh ẩm đặc biệt mạnh vào mùa đông ở nước ta. Bởi vậy người bệnh dễ dàng bị nhiễm thêm phong, hàn, thấp. Việc này khiến tình trạng khớp sưng đau, căng cứng, khó khăn khi cử động nghiêm trọng hơn. Điều đó khiến cuộc sống của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp càng trở nên khổ sở hơn khi mùa đông về.
Theo các chuyên gia về bệnh viêm khớp dạng thấp và kinh nghiệm của nhiều bệnh nhân trước đây. Thì chú ý điều chỉnh các thói quen sinh hoạt nhất định là người bệnh có thể chủ động cải thiện được tình trạng sưng đau và khó cử động khớp.
Bệnh nhân cần hạn chế tối đa việc ở ngoài trời lạnh quá lâu. Đây là một trong những điều quan trọng giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn. Khi đó người bệnh sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với phong, hàn, thấp. Và do đó không sợ chúng xâm nhập cơ thể làm bệnh nặng hơn.
Nếu bất đắc dĩ người bệnh phải ra ngoài vào tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố thời tiết cực đoan là rét hanh hoặc nguy hiểm hơn là mưa rét. Người bệnh cần ăn mặc thật ấm, che chắn thật kỹ thân thể, nhất là các vùng xương khớp bị bệnh. Điều này để hạn chế tối đa sự xâm nhập của phong – hàn – thấp vào cơ thể.
Để bảo vệ cơ thể khỏi ngoại tà xâm nhập thì ngoài việc mặc thật kín và ấm. Người bệnh còn nên cố gắng giữ nhịp vận động thân thể vừa phải khi ở ngoài trời. Điều này giúp khí huyết được tăng cường lưu thông. Nhờ đó có thể tránh tình trạng ứ trệ gây ách tắc kinh mạch nặng lên. Đặc biệt người bệnh nên vận động phần khớp xương đang có vấn đề. Việc này giúp xương khớp không bị rệu rã, tê liệt khi trời quá rét.
Đồ ăn thức uống nên ấm nóng nên được dùng ngay từ khi người bệnh còn đang ở ngoài trời. Điều này sẽ giúp người bệnh tăng cường chính khí. Từ đó ngăn chặn được sự xâm nhập của phong – hàn – thấp. Nếu không được thì ngay khi trở về và mỗi ngày người bệnh đều dùng đồ ăn, thức uống ấm nóng. Tránh dùng đồ nguội và đồ lạnh.
Người bệnh cần tăng cường chế độ dinh dưỡng có lợi cho bệnh xương khớp. Điều này giúp người bệnh nâng cao thể chất, tăng hệ miễn dịch. Từ đó có thể chống chọi hiệu quả hơn với thời tiết khắc nghiệt. Và các thực phẩm tốt cho xương khớp sẽ giúp khớp được nuôi dưỡng tốt nhất tránh bị thoái hóa, biến dạng nặng hơn.
Tắm bằng nước ấm, ngâm toàn thân hay chỉ ngâm chân với nước nóng hoặc nước thuốc có tính cay nóng càng tốt. Điều này giúp khu trừ phong thấp mới xâm nhập cơ thể, làm khí huyết được tăng cường lưu thông. Từ đó khai thông được kinh mạch và làm giả sưng đau hiệu quả.
Trong mùa đông nếu bệnh nhân vẫn duy trì được chế độ luyện tập thích hợp. Điều này giúp việc lưu thông khí huyết hiệu quả làm giảm đau và cử động xương khớp được dễ dàng. Chú ý cần luyện tập thân thể ở nơi kín gió, khô ráo.
Điều quan trọng không kém việc giữ gìn và nâng cao thể chất của người bệnh. Thì vấn đề tinh thần của bệnh nhân cũng đóng vai trò lớn trong việc giữ vững và cải thiện tình hình sức khỏe nói chung cho bệnh nhân. Và người bệnh cố gắng tự tìm cho mình niềm vui cùng sự thoải mái với cuộc sống. Chú ý mệt thì nghỉ ngơi không cố làm việc quá sức. Nếu được nên tăng cường nghỉ ngơi và cố gắng ăn ngủ tốt.
Trên đây là các lời khuyên về những điều người bệnh cần thực hiện vào mùa đông để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên đây chỉ mang tính giải pháp hỗ trợ tạm thời. Nếu muốn điều trị lâu dài bệnh nhân cần tìm đến các phương pháp y khoa. Trước đây Tây Y là hướng điều trị chính của người bệnh. Sử dụng tân dược thời gian dài dẫn đến suy tim, gan, thận, phù thũng, đột quỵ…Các ca phẫu thuật khi bệnh quá nặng có thể gây ra rủi ro và biến chứng hậu phẫu nguy hiểm cho bệnh nhân.
Hiện nay cấy chỉ Catgut là bước đột phá y học về điều trị chuyên khoa căn bệnh này. Đây là phương pháp kết hợp châm cứu truyền thống với loại chỉ Catgut dùng trong ngoại khoa. Suốt thời gian tự tiêu là 15 – 20 ngày, chỉ Catgut được cấy vào huyệt đạo bằng loại kim chuyên dụng sẽ tạo ra kích thích ở huyệt đạo đó. Việc này giúp khu trừ phong, hàn, thấp hiệu quả, tăng cường lưu thông khí huyết, giải tỏa ứ trệ làm kinh mạch khai thông. Từ đó bệnh nhân giảm sưng đau khớp, cử động khớp dễ dàng linh hoạt.
Bệnh viêm khớp dạng thấp hay thấp khớp, phong thấp thường trở nặng gây đau đớn gia tăng khi mùa đông về. Tuy nhiên chỉ cần nắm được và điều chỉnh thói quen hàng ngày với những việc nhất định sẽ giúp người bệnh phần nào cải thiện được tình trạng khớp xương.
Hiện nay phương pháp đang được đánh giá cao về hiệu quả và sự an toàn do người bệnh không cần phụ thuộc thuốc tân dược hay phẫu thuật. Đó chính là phương pháp cấy chỉ Catgut chữa viêm khớp dạng thấp. Tại Việt Nam, Viện Cấy Chỉ Hải Thượng Lãn Ông với 20 chi nhánh trên toàn quốc là đơn vị dẫn đầu về ứng dụng phương pháp cấy chỉ điều trị xương khớp. Nếu có thắc mắc liên quan bệnh lý xương khớp hay vấn đề sức khỏe nói chung, xin gọi đến số hotline 0902.191.844 hoặc truy cập caychi.vn để được bác sĩ giải đáp chuyên sâu.
Xem thêm: