-
- Newsletter
Người bị thoái hóa cột sống cổ phải đối mặt với những cơn đau lan tỏa khắp vùng đầu cổ vai tay. Bên cạnh đó là sự hạn chế vận động của cơ thể. Và theo các chuyên gia xương khớp một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.Trong bài viết này caychi.vn sẽ chia sẻ hướng dẫn của Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Quang Hùng về chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa cột sống cổ.
Theo Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Quang Hùng, trưởng khoa châm cứu bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội. Ông còn Giám đốc Việc Cấy Chỉ Hải Thượng Lãn Ông. Dưới đây là những chia sẻ của bác sĩ Hùng về bệnh thoái hóa cột sống cổ và chế độ dinh dưỡng,
Xã hội hiện đại khiến con người hình thành những thói quen có hại cho sức khỏe. Một trong số đó chế độ dinh dưỡng của mọi người hiện nay thường mất cân bằng Tỷ lệ cao lượng dầu mỡ, đường, muối hấp thu vào cơ thể rất nhiều. Điều này dẫn đến sự phát sinh các căn bệnh như tiểu đường, suy gan, suy thận. Đây cũng là một tác nhân chính gây ra tình trạng cột sống bị suy yếu, dễ tổn thương. Từ đó gây ra tình trạng cột sống bị thoái hóa nói chung. Từ đó có thể khẳng định chế độ ăn uống là một yếu tố gây ra bệnh thoái hóa.
Khi bị căn bệnh này, người bệnh gặp các triệu chứng rất khó chịu. Đó là các cơn đau lan tỏa từ vùng cột sống bị thoái hóa lên đầu hay ra vai xuống hai tay. Cùng với đó là sự hạn chế vận động của những vùng cơ thể kể trên. Các cấu trúc của cột sống bị tổn thương. Vì thế mà gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh hai bên cột sống từ đó gây đó và khó cử động tại các vùng dọc theo dây thần kinh. Tình trạng này làm người bệnh đau đớn, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy nhược cơ thể.
Cũng như người bị thoái hóa cột sống rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết cực đoan. Bởi những thời điểm này bệnh nhân dễ bị ngoại tà xâm nhập. Làm tăng nặng tình trạng ứ trệ khí huyết và làm gia tăng cảm giác đau đớn khó vận động. Việc này cũng khiến người bệnh thêm mỏi mệt chán ăn, ngủ kém, cơ thể càng dễ bị suy nhược.
Toàn bộ những luận điểm trên cho thấy sự liên quan mật thiết và sự tác động qua lại của việc ăn uống và hấp thu dinh dưỡng với tình trạng bệnh thoái hóa cổ sống cổ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đế tình trạng bệnh nói riêng và tình trạng cơ thể nói chung. Và người bệnh hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này theo chiều hướng tốt nên nhờ vào việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cũng như đây là việc mà bệnh nhân cần thực hiện nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh.
Vậy người có cột sống cổ bị thoái hóa nên có sự điều chỉnh bổ sung thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cho việc cải thiện tình trạng bệnh. Sau đây sẽ là những hướng dẫn cụ thể của Thạc sĩ Bác sĩ Ngô Quang Hùng về chế độ dinh dưỡng phù hợp với người bị thoái hóa cột sống cổ.
Tháp dinh dưỡng đã đưa ra các tỷ lệ vàng cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Bởi thế người bệnh cần lấy đó làm chuẩn để xác định rõ lượng đồ ăn cần hấp thụ. Tuy nhiên cần xác định đặc điểm riêng của bệnh thoái hóa cột sống cổ và tình trạng cơ thể thường. Từ đó có những sự điều chỉnh nhất định riêng về tỷ lệ của một số thành phần.
Đường muối là thành phần căn bản trong bữa ăn hằng ngày của mọi người. Đối với người bị thoái hóa cột sống cổ thì đường và muối nên giảm bớt. Sự giảm bớt này càng nhiều hơn khi người bệnh bị mắc các chứng bệnh như tiểu đường hay suy gan, thận hoặc mắc thêm các bệnh xương khớp khác.
Trong các thành phần cần giảm tải trong chế độ ăn uống của người bệnh thoái hóa cột sống cần chú trọng đặc biệt đến chất béo bão hòa. Đây là nguyên nhân khiến cơ thể bị thừa cân kéo theo nhiều vấn đề tim mạch. Làm cho máu lưu thông kém khiến tình trạng thoái hóa cột sống cổ tăng nặng hơn. Đồng thời người bệnh cần tăng cường hấp thụ các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E đặc biệt C. Bởi các vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thể chất nói chung. Đặc biệt vitamin C có tác dụng kháng viêm giảm đau, giảm căng thẳng thần kinh hiệu quả. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C là cam, cà chua, thì là…
Một trong những vi chất cần được tăng cường bổ xung nhất đối với người bị thoái hóa cột sống là canxi. Canxiđóng vai trò chủ chốt trong việc tạo xương, khôi phục cấu trúc của cột sống. Canxi có nhiều nhất ở sữa động vật và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát cùng với trứng động vật và đậu nành là nguyên liệu thực vật có hàm lượng canxi cao nhất.
Việc tăng cường hấp thụ vitamin K là đặc biệt cần thiết với người bệnh. Đây là tác nhân quan trọng đối với quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi hiệu quả của cơ thể. Vitamin K có nhiều trong súp lơ xanh, măng tây, rau chân vịt đặc biệt là có nhiều trong cà rốt…
Người bị thoái hóa cột sống cổ cần tăng dùng bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm có chứa nhiều Omega 3. Bởi đây là tác nhân đóng vai trò trong việc tái tạo và nuôi dưỡng hệ xương khớp. Omega 3 có nhiều trong cá biển như cá thu, cá ngừ, cá hồi và các loại hạt,…
Chất glucosamine đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sụn khớp nên rất cần cho chế độ dinh dưỡng của người có bệnh lý thoái hóa cột sống. Glucosamine có nhiều trong phần sụn khớp của xương động vật như sụn gà, sụn sườn lợn…
Can, thận, phế chủ về xương khớp, đặc biệt can chủ về sụn khớp do đó người bệnh cần tăng cường bổ sung các thực phẩm có tính vị đi vào các tạng này. Các thực phẩm như các loại đậu, bột sắn dây, gà ác, mộc nhĩ đen rất tốt cho tạng can.
Những thực phẩm có tính cay nóng như gừng, tỏi, sả, nghệ, lá lốt, lá ngải cứu, thịt dê, thịt rắn cũng rất có ích. Nó có tác dụng thăng khi, trừ phong hàn thấp, giảm bớt ứ trệ khí huyết. Do vậy khi thời tiết thay đổi theo hướng cực đoan, người bị thoái hóa cột sống cổ cần tăng cường bổ sung những thực phẩm trên. Và trong ăn uống thì người bệnh cũng nên chú trọng ăn đồ ấm nóng tránh đồ nguội lạnh.
Cũng theo chia sẻ của Bác sĩ Ngô Quang Hùng thì việc thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể cải thiện phần nào tình trạng thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên đây vẫn chỉ là biện pháp mang tính hỗ trợ. Về lâu dài người bệnh vẫn cần phải tìm đến các phương pháp điều trị chuyên khoa. Trước đây Tây Y là hướng điều trị chủ yếu của người bệnh do hiệu quả giảm đau nhanh. Lạm dụng thuốc tân dược khiến người bị suy đa tạng, phù thũng, cao huyết áp đột quỵ… Người bệnh thường phải tiến hành phẫu thuật trong trường hợp nặng. Khi đó nguy cơ rủi ro và nhiều biến chứng hậu phẫu nặng nề là điều khó tránh khỏi.
Hiện nay y học đã có hướng đi mới trong điều trị căn bệnh này là cấy chỉ Catgut. Phương pháp này là bước phát triển nâng cao của loại hình châm cứu truyền thống. Cấy chỉ dùng loại kim chuyên dụng đưa đoạn chỉ Catgut vào huyệt đạo. Đây là chỉ dùng trong ngoại khoa có thời gian tự tiêu là 15 – 20 ngày. Trong suốt quá trình này chỉ Catgut sẽ liên tục tạo ra kích thích lên huyệt đạo. Nhờ đó tiêu trừ được các điểm ứ trệ giúp khai thông kinh mạch. Làm khí huyết thông thuận trở lại ở vùng cột sống bị thoái hóa. Bởi thế người bệnh được giải phóng khỏi cơn đau và sự hạn chế vận động.
Các tạng chủ về xương khớp là thận, can, phế cũng nhận được tác động từ các kích thích trên. Nhờ đó vùng cột sống bị thoái hóa được thúc đẩy phục hồi công năng. Và phản ứng sinh hóa tạo ra trong quá trình tự tiêu của chỉ Catgut giúp tăng cường lưu thông máu. Bên cạnh đó còn giúp giảm tải hiệu quả áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó giúp cơ thể giảm đau và sự vận động dễ dàng hơn. Đồng thời quá trình phục hồi cấu trúc và chức năng hoạt động của cột sống cổ được tăng cường. Do vậy cấy chỉ Catgut chữa thoái hóa cột sống cổ được công nhận là phương pháp điều trị chuyên khoa có tính an toàn và hiệu quả cao mà không cần phẫu thuật.
Người bị thoái hóa cột sống cổ hoàn toàn có thể cải thiện được tình trạng bệnh nhờ vào chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hiện nay phương pháp điều trị chuyên khoa cấy chỉ Catgut chữa thoái hóa cột sống cổ được đánh giá là an toàn và hiệu quả cao. Và hệ thống 20 chi nhánh trên toàn quốc của Viện Cấy Chỉ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận là đơn vị đi đầu về nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp này vào điều trị thực tế cho bệnh nhân. Với bất cứ câu hỏi liên quan đến thoái hóa cột sống cổ, bệnh lý xương khớp hay vấn đề sức khỏe nói chung xin gọi đến số hotline 0902.191.844 hoặc truy cập caychi.vn để được giải đáp chi tiết.
Xem xét: